3 tin vui của giáo viên mầm non sau tăng lương cơ sở

Hòa cùng không khí vui mừng của giáo viên cả nước, hàng triệu giáo viên mầm non sẽ đón 3 tin vui về lương.

1. Sau 1-7-2024, thu nhập của giáo viên mầm non tăng mạnh

Mới đây, tại Kết luận 83-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giáo viên mầm non là viên chức trong cơ sở giáo dục công lập và giáo viên mầm non là người lao động đều đón nhận tin vui về lương. Cụ thể:

Với giáo viên mầm non là viên chức

Theo Kết luận 83, trong khu vực công, giáo viên mầm non là viên chức sẽ được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tương đương tăng thêm 30%.

z4905436138240_9bee445f85da1d17d4e06ab17a2e61f8-e1701400418554.jpg

Giáo viên mầm non cũng như công chức, viên chức khác cũng được thực hiện chế độ tiền thưởng từ 1/7/2024. Trong đó, quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản.

Như vậy, từ 1/7/2024, lương giáo viên mầm non vẫn tính theo công thức: Lương = hệ số x 2,34 triệu đồng/tháng.

Thu nhập của giáo viên mầm non gồm lương tăng thêm khoảng 30%, phụ cấp giữ nguyên và được bổ sung tiền thưởng.

Có thể tham khảo bảng lương cơ bản giáo viên mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở theo bảng này:

Bảng lương của giáo viên mầm non là viên chức
Bảng lương của giáo viên mầm non là viên chức

Với giáo viên mầm non là người lao động

Cũng như như giáo viên mầm non là viên chức, theo Kết luận 83, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Chính phủ thực hiện tăng mức lương tối thiểu vùng 6% so với năm 2023, áp dụng từ ngày 1/7/2024 là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho giáo viên hợp đồng.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 sẽ như sau:

Bảng lương giáo viên mầm non là người lao động
Bảng lương giáo viên mầm non là người lao động

Lưu ý, việc hưởng lương của giáo viên mầm non là người lao động được thực hiện theo thỏa thuận với các cơ sở giáo dục nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 40 dự thảo Luật Nhà giáo xác định:

Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Với những nhà giáo làm việc trong các trường dân lập, tư thục và công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và đầu tư thì tiền lương được hưởng không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, thâm niên, chức danh trong cơ sở giáo dục công lập đang hưởng từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ở trên.

2. Giáo viên mầm non được đề xuất là nghề nặng nhọc, nguy hiểm

Bên cạnh việc tăng lương cơ sở, nghề giáo viên mầm non đang được đề xuất là nghề nặng nhọc, nguy hiểm tại Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024. Tuy nhiên, đề xuất này hiện vẫn chưa được thông qua.

Nếu thuộc danh sách ngành, nghề độc hại, nguy hiểm thì giáo viên mầm non có thể được hưởng một số chính sách: Được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thông thường; được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương với thời gian dài hơn, 14 ngày làm việc so với 12 ngày khi làm công việc trong điều kiện bình thường…

Hiện trong danh mục ngành, nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH thì chỉ mới có: Giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tư vấn việc làm, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, huấn luyện viên, bác sĩ khám phân loại thương tật thể thao, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng

3. Giáo viên mầm non có thể được nghỉ hưu sớm hơn tuổi

Dù chưa được công nhận là ngành, nghề độc hại, nguy hiểm nhưng tại khoản 1 Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo, giáo viên mầm non được đề xuất nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và được hưởng các chế độ nghỉ hưu theo quy định.

Riêng các nhà giáo khác thì chế độ nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 45/2019/QH14.

Cụ thể, tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên hiện nay: Giáo viên nam nghỉ hưu năm 2024 thì phải đạt 61 tuổi; giáo viên nữ nghỉ hưu năm 2024 thì phải đạt 56 tuổi 4 tháng.

Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì giáo viên mầm non sẽ được nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi lao động trong điều kiện bình thường.

vtv.vn

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.