(Baohatinh.vn) - Hàng năm, vào mùa mưa, 180 hộ dân ở tổ dân phố 2, thị trấn Hương Khê thường lâm vào cảnh ngập ngụa, bẩn thỉu do hệ thống kè Khe Leo bị vùi lấp. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng này không còn tồn tại, vì 4 hộ dân tự nguyện bỏ “tiền túi” khơi thông, nâng cấp toàn bộ tuyến kênh mương.
Đoạn kênh mương đã được khơi thông nhờ 4 hộ dân tự nguyện bỏ “tiền túi”
Tổng số tiền quyên góp được (51,8 triệu đồng) chủ yếu là của 3 hộ “cổ đông” chịu ảnh hưởng nặng nề nhất gồm: Phạm Chí Thanh, Trần Minh Cảnh, Mai Văn Nguyên. Hộ anh Lê Văn Tú tuy bị ảnh hưởng ít hơn nhưng cũng tham gia “chia lửa” 4 triệu đồng với 3 hộ để sớm khơi thông và nâng cấp hệ thống cống rãnh kè Khe Leo.
Kè Khe Leo có chiều dài 51,5m, được xây dựng cách đây hơn 10 năm. Những năm gần đây, do thiếu hụt nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên hệ thống kè thường xuyên bị sạt lở, một khối lượng đất đá lớn ập xuống, khiến hệ thống kênh mương thường xuyên bị tắc nghẽn. Vào mùa mưa, khu vực này bị ngập úng, mùi hôi thối từ hệ thống mương thoát nước bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng rất lớn đến 180 hộ dân (khoảng 1.000 người) trong tổ dân phố. Mặc dù, các hộ sống cận kề tìm mọi cách để xử lý tình trạng sạt lở đất nhưng vẫn không thể ngăn được đất đá vùi lấp cống.
Tại rất nhiều cuộc họp, các hộ dân đề nghị UBND thị trấn Hương Khê triển khai tu sửa tuyến kè nhưng do thiếu kinh phí nên không thực hiện được. “Cực chẳng đã”, 4 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã tự nguyện đóng góp gần 52 triệu đồng để tu sửa tuyến kè, khơi thông dòng chảy.
Công trình được triển khai từ tháng 12/2014, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Mặc dù, các hộ tự đóng góp nhưng theo ông Lê Hữu Thái - Chủ tịch UBND thị trấn Hương Khê: “Công trình này được xây dựng theo thiết kế của UBND thị trấn Hương Khê. Sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho UBND thị trấn quản lý”.
Tất nhiên, trong quá trình triển khai, UBND thị trấn hỗ trợ toàn bộ xi măng với khoản tiền tương ứng trên 7 triệu đồng. Đây là cách làm hay, thể hiện tinh thần vì tập thể rất đáng biểu dương của 4 hộ nói trên. Hy vọng, cách làm này sẽ được nhân rộng ở nhiều địa phương để góp phần khắc phục những công trình bị xuống cấp nhưng không có kinh phí sửa chữa.
Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận từ các nhà tài trợ nguồn kinh phí 3 tỷ đồng cho Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”.
Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Bệnh viện K xây dựng cơ sở 4 diện tích 8,6 ha theo hướng kỹ thuật cao, trang bị máy xạ trị proton tiên tiến nhất trị giá 4.200 tỷ đồng để điều trị ung thư thần kinh, phổi.
Lễ hội Costume Party là sân chơi lý thú, nơi các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức và Trường Mầm non Trí Đức 2 (TP Hà Tĩnh) được hóa thân thành những nhân vật, những loại củ quả, những con vật đáng yêu...
Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Để giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác định việc hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của người dân và tiềm năng, lợi thế của địa phương khi triển khai các dự án.
Cuộc thi tranh biện - hùng biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hàng nghìn học sinh sau hành trình roadshow đầy sôi động từ Bắc vào Nam.
Trại giam Xuân Hà (đóng trên địa bàn Hà Tĩnh) luôn nỗ lực tạo môi trường thuận lợi để các phạm nhân thực hiện tốt việc chấp hành án, cải tạo tốt để sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm mạnh.
Khắc phục những khó khăn của một huyện miền núi, các trường học ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Phiên giao dịch việc làm tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thu hút 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và cơ hội làm việc mới.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Sau 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, các trường học ở Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động để những làn điệu của cha ông luôn lan tỏa, trường tồn.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí về Kế hoạch khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và DN đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024.
Đề thi tham khảo được công bố sớm hơn gần 5 tháng giúp các trường học ở Hà Tĩnh chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới được giao cho Ban Quản lý dự án Thăng Long quản lý, xây dựng tại huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), trong thời gian từ quý 4/2024 đến quý 4/2025.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới công tác quản lý, hoạt động giảng dạy và đào tạo, giữ vững thành tích đơn vị tiêu biểu khối giáo dục thường xuyên của tỉnh.