Đề xuất tăng chế độ gấp đôi, gấp ba để thu hút nhà giáo ưu tú

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính Phan Văn Mãi đề xuất tăng chế độ, chính sách ưu đãi cho đội ngũ nhà giáo để tuyển chọn được những người thực sự ưu tú.

Sáng 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính cho biết Bộ Chính trị đang chỉ đạo xây dựng hai nghị quyết lớn liên quan đến lĩnh vực giáo dục và y tế. Vì vậy, dự luật cần thể hiện rõ quan điểm, khung pháp lý và chính sách quốc gia trong việc thu hút và đãi ngộ đội ngũ thầy giáo, thầy thuốc - những người giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

"Không chỉ dừng ở việc xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong hệ thống thang bậc lương, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba hiện nay để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất", ông Mãi nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị luật tạo điều kiện để đào tạo đội ngũ nhà giáo chất lượng - những người trực tiếp dạy dỗ chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu chưa thể quy định ngay trong luật, ông đề nghị Chính phủ cụ thể hóa quan điểm "nhà giáo được xếp lương ở bậc cao nhất" trong chính sách sắp tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính Phan Văn Mãi phát biểu. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính Phan Văn Mãi phát biểu. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho hay qua thảo luận, một số đại biểu cũng đề nghị quy định rõ hơn về lương, phụ cấp của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách chính sách tiền lương.

Theo ông Vinh, nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập là viên chức nên lương thực hiện theo thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Việc quy định nhà giáo được hưởng lương, phụ cấp xếp cao nhất là thể chế hóa chủ trương của Đảng tại kết luận 91 của Bộ Chính trị. Nội dung này cơ bản không trái với tinh thần nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, phụ cấp. Dự luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc xếp lương của nhà giáo.

Đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, ông Vinh cho rằng nếu áp dụng cơ chế lương tương tự khu vực công lập sẽ ảnh hưởng đến chính sách xã hội hóa giáo dục và vi phạm nguyên tắc tự chủ, tự nguyện. Do đó, dự luật quy định tiền lương của nhà giáo ngoài công lập sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết dự luật đã quy định nhà giáo được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, với đề xuất mức lương gấp 2-3 lần hiện nay, "cần tính toán kỹ do tác động lớn đến ngân sách".

"Với khoảng 1,2 triệu nhà giáo, chỉ cần điều chỉnh nhẹ cũng ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách nhà nước. Do đó, chúng tôi không thể nêu cụ thể con số tăng ngay trong luật", ông Sơn nói, cho biết việc điều chỉnh thu nhập cho nhà giáo cần bảo đảm đời sống nhưng phải có lộ trình, tính toán khả thi. Dự luật đã đưa ra nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách tiền lương sau này.

Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, lương khởi điểm của nhà giáo trẻ hiện ở hệ số 2,34, khoảng 6,8 triệu đồng. Giáo viên mầm non hạng III nhận từ gần 3,8 đến hơn 8,8 triệu đồng một tháng tùy bậc. Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận lương cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng một tháng. Ngoài mức lương, giáo viên còn có thể nhận một số khoản phụ cấp khác như: phụ cấp thâm niên, ưu đãi nghề, phụ cấp chức vụ...

Quốc hội dự kiến thông qua dự án luật này vào ngày 13/6.

vnexpress.net

Đọc thêm

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ… tạo nên bức tranh tươi sáng sau môn thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dù phía trước vẫn còn những thử thách nhưng niềm tin sau môn Ngữ văn sẽ là động lực để sĩ tử bước tiếp bằng tâm thế tích cực và quyết tâm.
[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được xem là cột mốc đặc biệt, đánh dấu bước chuyển mình trong hành trình học tập của các bạn học sinh lớp 12. Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đạt kết quả tốt nhất, việc nắm vững các mốc thời cùng những thông tin thiết yếu về kỳ thi là điều hết sức cần thiết.
36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

Cùng với hơn 1,16 triệu thí sinh cả nước, từ ngày mai (25/6), hơn 17.300 thí sinh Hà Tĩnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước “giờ G”, 36 điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón thí sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Qua kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Ban Chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị trong việc chuẩn bị chu đáo điều kiện về con người, cơ sở vật chất và các phương án dự phòng nhằm phục vụ tốt nhất cho kỳ thi.
Học Bác để gieo những "mùa phấn sáng"

Học Bác để gieo những "mùa phấn sáng"

20 năm dạy học, cô Trần Thị Cảnh Thuần - giáo viên Trường THPT Mai Thúc Loan (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã để lại nhiều dấu ấn, là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác.
[Motion Graphics] Những điểm nổi bật trong Luật Nhà giáo

[Motion Graphics] Những điểm nổi bật trong Luật Nhà giáo

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà giáo. Luật gồm 9 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Sau đây là những điểm nổi bật trong Luật Nhà giáo vừa được thông qua.