5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trung bình, mỗi người ăn hơn ba lần lượng đường cho phép hàng ngày, khoảng 22 thìa cà phê. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến bệnh tim, tiểu đường type 2 và béo phì, ung thư.

Việc giảm lượng đường tiêu thụ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc bỏ đường, dù đột ngột hay từ từ, đều có thể rất khó khăn.

Dưới đây là một vài cách đơn giản để giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn của bạn.

Giảm một nửa lượng đường

Nếu bạn quen cho 1 thìa đường vào cà phê, hãy giảm xuống còn một nửa. Khi làm bánh ngọt, hãy giảm lượng đường trong công thức xuống 1/3 đến một nửa. Bằng cách này, bạn thường sẽ không nhận thấy sự khác biệt về hương vị nhưng lượng đường tiêu thụ sẽ giảm đáng kể.

Thay thế bằng thực phẩm lành mạnh

Thay vì ăn kem, hãy cùng gia đình vận động bằng các hoạt động thể chất như đạp xe hoặc đi bộ. Khi thèm đường, hãy ăn trái cây sấy dẻo, chà là và trái cây tươi như táo, chuối hoặc cam. Hãy để sẵn những loại trái cây này trên bàn để bạn có thể dễ dàng lấy và ăn khi đang vội.

Khi thèm đường, hãy thử ăn chuối. Ảnh: Dậu Đỗ
Khi thèm đường, hãy thử ăn chuối. Ảnh: Dậu Đỗ

Giảm đường trắng

Khi bạn cho đường trắng tinh luyện vào cà phê hoặc món nướng, chúng có vẻ ít nhưng lại gây hại cho sức khỏe. Cơ thể hấp thụ loại đường đơn này nhanh chóng, làm tăng lượng đường huyết và insulin, gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Hãy thử dùng đường nâu và dần dần bỏ hẳn đường.

Tập trung vào nguồn đường chính

Các loại thực phẩm là nguồn đường bổ sung chính gồm đồ uống có đường, bánh kẹo ngọt, cà phê hay trà có đường, kẹo và các loại đường khác (mứt, siro, kem phủ) hoặc ngũ cốc ăn sáng cùng thanh granola.

Hãy bắt đầu bằng cách xác định loại nào bạn thường tiêu thụ nhiều đường bổ sung nhất. Nếu có thể cắt giảm nguồn đường nạp vào hàng đầu của mình, bạn sẽ thấy lượng đường tổng thể giảm đáng kể.

Dành thời gian để ngủ

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người thức khuya và ngủ không đủ giấc có xu hướng tiêu thụ nhiều calo, thức ăn nhanh và nước ngọt hơn, cũng như ít trái cây và rau quả hơn so với những người dậy sớm và ngủ đủ giấc.

vnexpress.net

Đọc thêm

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột…
Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Khoai lang giàu chất dinh dưỡng khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh nhất, có thể đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày…
Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng là tình trạng mất đi mô răng do tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, dẫn đến việc bề mặt răng trở nên mỏng hơn, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu hay đau nhức.
Răng xỉn màu do đâu?

Răng xỉn màu do đâu?

Vì sao răng xỉn màu theo thời gian cho dù chúng ta vệ sinh răng miệng kỹ càng? Biết được các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý sớm.
Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Tình trạng trẻ em thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn không phải là hiếm. Cùng Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) tìm hiểu tầm quan trọng và lưu ý những gì khi trẻ thay răng sữa.
5 thói quen tưởng lành mạnh nhưng khiến già nhanh

5 thói quen tưởng lành mạnh nhưng khiến già nhanh

Nhiều người tìm cách lưu giữ tuổi thanh xuân bằng việc tập thể thao đều đặn, dùng thực phẩm chức năng, tránh tiếp xúc ánh nắng... nhưng đôi khi chính những việc này khiến họ già hơn.