7 đơn vị cùng quản lý... chùa Hương Tích!

(Baohatinh.vn) - Chùa Hương Tích là danh lam cổ tự nổi tiếng, được xếp hạng di tích - danh thắng cấp quốc gia, là khu du lịch cấp tỉnh Hà Tĩnh, hàng năm thu hút hàng chục vạn lượt du khách thập phương đến chiêm bái và lễ Phật. Vậy nhưng, nhiều năm nay, khu du lịch này đang hoạt động trên diện tích do 7 đơn vị cùng quản lý.

7 đơn vị cùng quản lý... chùa Hương Tích!

Nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý khiến cho các hoạt động tại Khu du lịch chùa Hương trở nên chồng chéo, thiếu thống nhất.

Chồng chéo, thiếu thống nhất

“Việc chồng chéo, thiếu thống nhất, đồng bộ trong quản lý, điều hành ở Khu du lịch chùa Hương là câu chuyện đã nhiều năm nay. Cùng trong không gian quy hoạch nhưng chùa Hương đang có 7 đơn vị tham gia quản lý gồm: Ban Quản lý (BQL) Khu du lịch chùa Hương Tích, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, xã Thiên Lộc, xã Thuần Thiện, Ban đại diện Phật giáo (nhà sư trụ trì) và Công ty CP Đầu tư phát triển du lịch Hồng Lĩnh (cáp treo)” - ông Nguyễn Duy Vỵ - Trưởng BQL Khu du lịch chùa Hương Tích cho hay.

Ông Vỵ cũng đưa ra một vài dẫn chứng về việc chồng chéo, khó quản lý khi đồng thời có các đơn vị cùng tham gia như: Các đối tượng nhận chăm sóc, bảo vệ rừng thường lấn chiếm hành lang, dựng hàng quán buôn bán gây mất ANTT, không đảm bảo vệ sinh môi trường trong khi rất khó có chế tài xử lý vi phạm vì đất đó không thuộc BQL Khu du lịch quản lý; hoạt động du lịch lâu nay đang diễn ra trong diện tích rừng do BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý nên mọi sự tác động, điều chỉnh về đường sá, cảnh quan nếu muốn đều khó khăn; trong khi, diện tích mặt nước hồ Nhà Đường lại thuộc quản lý của công ty thủy nông.

Ngoài những dẫn dụ của người đứng đầu BQL chùa Hương Tích, được biết, vừa qua, một số ý kiến còn nêu về việc quản lý tiền công đức tại chùa (mỗi năm từ 1,5-2 tỷ đồng). Có ý kiến nói rằng, nên để nhà chùa quản lý, trong khi việc quản lý này đã được nêu cụ thể tại Nghị định 92/NĐ-CP, ngày 8/11/2012 của Chính phủ “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”.

Đánh giá về hoạt động của BQL Khu du lịch chùa Hương Tích, ông Nguyễn Duy Vỵ thẳng thắn: “Ngày 13/2/2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 376/QĐ-UBND thành lập BQL Khu du lịch chùa Hương Tích. Chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Hương Tích. Khi đó, lượng du khách, phật tử còn ít. Đến nay, khi lượng khách, phật tử ngày một tăng, nhu cầu về du lịch, dịch vụ, thương mại đòi hỏi ngày càng cao thì mô hình tổ chức quản lý này không còn phù hợp”.

7 đơn vị cùng quản lý... chùa Hương Tích!

Việc quản lý và khai thác, phát triển du lịch ở chùa Hương sẽ hiệu quả hơn khi dự án cải thiện môi trường và nâng cấp hạ tầng Khu du lịch chùa Hương Tích được hoàn thành.

Từng bước gỡ khó

Để giải quyết những vấn đề trên, thời gian qua, UBND huyện Can Lộc đã thuê cơ quan tư vấn lập quy hoạch tổng thể Khu du lịch chùa Hương Tích và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3623/QĐ-UBND ngày 18/9/2015. Đây là cơ sở để làm các thủ tục cấp đất, kêu gọi các nhà đầu tư, xây dựng quy chế quản lý cũng như đón đầu triển khai dự án GMS “Cải thiện môi trường và nâng cấp hạ tầng Khu du lịch chùa Hương Tích” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đầu tư.

Đầu năm 2017, UBND tỉnh cũng đã ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho BQL khu du lịch. Theo hồ sơ ông Nguyễn Duy Vỵ cung cấp, Khu du lịch chùa Hương Tích được quy hoạch với diện tích 1.900 ha, trải rộng đến địa phận huyện Nghi Xuân và TX Hồng Lĩnh, trong đó, diện tích đất có di tích được cấp giấy chứng nhận giao BQL sử dụng là 2,88 ha và quy hoạch chi tiết dự án ADB là 4,18 ha (trước mắt, giao ban quản lý dự án ADB để quản lý và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau khi hoàn thành sẽ giao lại cho BQL chùa Hương Tích).

Trao đổi về câu chuyện này, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Bùi Huy Cường cho hay: “7 đơn vị cùng quản lý tại Khu du lịch chùa Hương là thực trạng gây khó khăn cho địa phương. Phương án giải quyết thực trạng này là trên cơ sở quy hoạch, tùy theo nhu cầu khai thác và sử dụng của từng đơn vị, cơ quan chức năng sẽ giao và phân định rõ vùng, chỉ giới và thẩm quyền quản lý khai thác của từng chủ thể; sớm xây dựng quy chế phối hợp giữa các bên trong Khu du lịch chùa Hương Tích. Ngoài ra, việc giải quyết khó khăn này còn phụ thuộc vào tiến độ triển khai dự án “Cải thiện môi trường và nâng cấp hạ tầng Khu du lịch chùa Hương Tích” do Ngân hàng ADB đầu tư khoảng 7 triệu USD, đã triển khai từ năm 2013. Khi các công trình thuộc dự án này hoàn thành, việc quản lý và khai thác phát triển du lịch ở đây sẽ dễ dàng hơn”.

“Từ những khó khăn trên, việc cần thiết phải làm là đổi mới mô hình quản lý theo hình thức cơ quan nhà nước chỉ quản lý nhà nước về di sản và các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, còn kinh doanh, khai thác dịch vụ giao doanh nghiệp quản lý thông qua nộp thuế, phí theo quy định của Nhà nước” - ông Cường trao đổi thêm.

Ông Trần Tú Anh - Giám đốc Sở KH&ĐT: Để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, khai thác dịch vụ, du lịch tại chùa Hương Tích, phải rà soát các quy hoạch đã có để bổ sung nếu cần thiết, nhất là quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết. Cùng với đó, phải xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ, có sự thống nhất giữa các bên tham gia quản lý tại chùa Hương Tích.

Ông Nguyễn Cảnh Thụy - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL: Hoạt động của BQL Khu du lịch chùa Hương Tích chưa đáp ứng kỳ vọng do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý, trong khi chưa có quy chế phối hợp. Bởi vậy, việc chuyển đổi mô hình quản lý là tất yếu, nhưng cần có lộ trình. Quan điểm của Sở VH-TT&DL là phải kiện toàn BQL, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ. BQL sau khi kiện toàn hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, tinh gọn về biên chế, đặt dưới sự quản lý của UBND cấp huyện, có chức năng thay mặt Nhà nước triển khai các hoạt động như: Bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích; phối hợp tổ chức tốt lễ hội, các hoạt động quảng bá du lịch; phối hợp Ban Trị sự Phật giáo tổ chức các hoạt động lễ nghi, tín ngưỡng đúng quy định. Cùng với kiện toàn BQL phải xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý.

Đọc thêm

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Mưa rào mùa hạ

Podcast tản văn: Mưa rào mùa hạ

Kỷ niệm tuổi thơ luôn sâu lắng, ngọt ngào để ai đi xa cũng muốn trở về, muốn được sống lại những ngày xưa yêu dấu...
Khi di tích kết nối công nghệ

Khi di tích kết nối công nghệ

Ứng dụng công nghệ để quảng bá di tích, cách làm này tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang mở ra hướng tiếp cận mới, sinh động hơn, gần gũi hơn với du khách – đặc biệt là giới trẻ.
Khi cổng làng "sính"... chữ Hán

Khi cổng làng "sính"... chữ Hán

Cổng làng Văn Xá (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới được xây dựng, song việc thể hiện tên làng và câu đối nổi bật bằng chữ Hán đã gây ra những ý kiến không đồng tình.
Thái Lan bay drone truy tìm du khách quá hạn visa

Thái Lan bay drone truy tìm du khách quá hạn visa

Trước làn sóng chỉ trích về an ninh ngày càng gia tăng, chính quyền thành phố du lịch Pattaya quyết định sử dụng công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ du khách và người dân.
Podcast truyện ngắn: Đêm không màu

Podcast truyện ngắn: Đêm không màu

Trên đời này, duyên phận không thể cưỡng cầu. Khi hạnh phúc tan vỡ điều cần làm không phải là trốn tránh hay chìm vào nỗi đau quá khứ mà phải đối diện để tìm lại chính mình!
Sôi động các lớp năng khiếu hè

Sôi động các lớp năng khiếu hè

Nghỉ hè là khoảng thời gian được thanh, thiếu nhi mong chờ nhất sau một năm học tập. Tại Hà Tĩnh, ngay từ đầu tháng 6, các lớp năng khiếu hè đã bắt đầu hoạt động, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Trăn trở bảo vệ bảo vật quốc gia ở Hà Tĩnh

Trăn trở bảo vệ bảo vật quốc gia ở Hà Tĩnh

Tại nhiều địa phương Hà Tĩnh, nhiều bảo vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại dưới nhiều hình thức, không chỉ làm tổn hại giá trị lịch sử, văn hóa mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm bảo tồn di sản.