8 loại cây Bộ Y tế đề nghị chặt bỏ trong trường học

8 loại cây chứa độc tố này thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang trong các trường học, công viên. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng tại sao không dạy cho trẻ kỹ năng phân biệt cây chứa chất độc mà vội chặt bỏ?

Chỉ trong 10 ngày, 66 học sinh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã bị ngộ độc sau khi ăn quả ngô đồng để được "thông minh". Do đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã gửi công văn đề nghị các trường học chặt bỏ các cây cảnh, cây mọc hoang dại trong trường chứa độc tố.

Và ngày 23/4, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi các trường rà soát, loại bỏ ngay và không trồng các loại cây, hoa chứa chất gây độc với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên.

8 loai cay bo y te de nghi chat bo trong truong hoc

Thế nhưng, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM thì không nên chặt bỏ những loại cây chứa độc tố này mà nên dạy cho trẻ kỹ năng nhận dạng, phân biệt các loại cây chứa độc tố để trẻ không ăn phải.

Bởi nếu Bộ Y tế chỉ khuyến cáo chặt cây chứa độc tố trong các trường học thì chỉ ngăn chặn được nguy cơ ngộ độc ở trường, trong khi học sinh đi chơi khắp nơi và thường tò mò nên sẽ không nhận ra cây nào có độc.

Anh Hà Tiến Lợi (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng: Đừng chặt bỏ những cây vốn tồn tại lâu đời trong tự nhiên, tốt nhất là trường học nên có biển báo ở mỗi cây, kể cả cây không độc. Thứ nhất là dạy cho trẻ biết được cây nào độc, cây nào không độc.

Với những cây độc thì nên có những giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần để thầy cô nhắc nhở cho trẻ thêm. Chứ không quản lý được mà chặt bỏ thì nguy hại cho trẻ, nhiều trẻ thành phố bây giờ còn không biết phân biệt con trâu với con bò, huống gì cây nào có độc, cây nào không.

Trong khi chị Nguyễn Vĩnh Bình (thành phố Huế) lo lắng: "Nếu bạn có con nhỏ bạn sẽ biết nguy hiểm như thế nào. Chẳng cha mẹ nào an tâm khi con trẻ cứ sống ở nơi có cây độc. Nếu trồng cây cảnh có độc như cây ngô đồng, cây trúc đào... thì nên trồng ở các trường có học sinh cấp 2 trở lên".

Theo Phụ nữ Online

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?