9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm cột sống ở vùng cổ và lưng thoái hóa và không thể tự phục hồi. Đây không phải một bệnh mà là một sự thay đổi tự nhiên của đốt sống theo thời gian.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Cơn đau lưng dữ dội hơn khi ngồi: Khi bạn ngồi xuống, áp lực lên các đĩa đệm ở thắt lưng tăng gấp ba lần so với khi đứng, gây cảm giác đau dữ dội vùng thắt lưng. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, giãn cơ hoặc đơn giản là nằm xuống có thể giúp giảm cơn đau.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Cơn đau lưng dữ dội hơn khi cúi người, rướn người hoặc xoay người: Đĩa đệm bình thường cho phép ta dễ dàng vận động hoặc gập người. Khi các mô đĩa đệm thoái hóa, chúng không thể tạo lớp đệm lót giảm áp lực giữa các đốt sống nữa. Điều này khiến độ dẻo dai của lưng giảm mạnh, gây khó khăn khi cúi người, xoay người hoặc rướn người.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Đau thần kinh tọa: Những người bị thoái hóa đĩa đệm có thể bị đau thần kinh tọa. Đó là cơn đau bắt đầu từ thắt lưng hoặc mông, lan xuống một hoặc cả hai cẳng chân rồi tới bắp chân hoặc bàn chân. Đó là do đĩa đệm thoái hóa chèn lên gốc thần kinh ở thắt lưng, kích thích dây thần kinh tọa, dẫn đến cơn đau lan rộng từ gốc thần kinh.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Cảm giác tê bì, châm chích ở các chi: Cảm giác tê bì, châm chích ở các chi là hệ quả của việc đĩa đệm thoái hóa chèn ép lên các dây thần kinh, hoặc do viêm dây thần kinh, hay kích ứng dây thần kinh.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Chuột rút cơ: Khi đĩa đệm thoái hóa, chúng kém đàn hồi hơn và còn thu hẹp lại. Khả năng đệm lót giữa các đốt sống của chúng giảm đi và các đốt sống bắt đầu dịch chuyển. Điều này ảnh hưởng đến các xương lân cận và có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh và chuột rút cơ.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Đau vai gáy hoặc cánh tay: Những người bị thoái hóa đĩa đệm thường cảm thấy đau ở các vùng xung quanh đĩa đệm bị thoái hóa. Nếu đĩa đệm thoái hóa nằm ở vùng cổ, bạn có thể thấy đau cứng vùng vai gáy, sau đó lan ra cánh tay và bàn tay.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Yếu cơ chân hoặc hông: Thoái hóa đốt sống có thể gây tổn thương dây thần kinh. Điều này không chỉ có thể gây yếu cơ ở vùng chân hoặc hông mà còn có thể gây tình trạng rũ chân - sự mất khả năng nâng nửa trước của bàn chân khỏi mặt đất.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Cơn đau dai dẳng hoặc cơn đau ngắt quãng: Cơn đau do thoái hóa đĩa đệm có thể kết thúc sau chỉ vài ngày hoặc kéo dài tới vài tháng. Có lúc cơn đau âm ỉ và dai dẳng, nhưng cũng có lúc cơn đau trở nên dữ dội, khiến bạn không thể vận động.

9 triệu chứng thoái hóa đĩa đệm mà bạn cần biết

Sự mất thăng bằng cột sống: Một số người bị thoái hóa đĩa đệm mô tả rằng họ cảm thấy như cổ hoặc lưng mình như rời ra. Đó là vì khi đĩa đệm thoái hóa, ma sát giữa các đốt sống sẽ tăng lên, gây đau đớn và cảm giác như các đốt sống “rụng rời”./.

Theo VOV

Đọc thêm

Bị lệch khớp cắn có nguy hiểm không?

Bị lệch khớp cắn có nguy hiểm không?

Sai lệch khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà để lâu ngày còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nặng nề khác, như: giảm khả năng ăn nhai, dễ bị sâu răng, viêm nha chu…
Tin mừng cho người thích ăn chuối

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột…
Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Khoai lang giàu chất dinh dưỡng khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh nhất, có thể đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày…
Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng là tình trạng mất đi mô răng do tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, dẫn đến việc bề mặt răng trở nên mỏng hơn, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu hay đau nhức.
Răng xỉn màu do đâu?

Răng xỉn màu do đâu?

Vì sao răng xỉn màu theo thời gian cho dù chúng ta vệ sinh răng miệng kỹ càng? Biết được các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý sớm.
Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Tình trạng trẻ em thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn không phải là hiếm. Cùng Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) tìm hiểu tầm quan trọng và lưu ý những gì khi trẻ thay răng sữa.
5 thói quen tưởng lành mạnh nhưng khiến già nhanh

5 thói quen tưởng lành mạnh nhưng khiến già nhanh

Nhiều người tìm cách lưu giữ tuổi thanh xuân bằng việc tập thể thao đều đặn, dùng thực phẩm chức năng, tránh tiếp xúc ánh nắng... nhưng đôi khi chính những việc này khiến họ già hơn.