Sai lệch khớp cắn là gì?
Sai lệch khớp cắn là tình trạng răng hàm trên và răng hàm dưới bị lệch tâm, không cắn khít với nhau. Răng trên cung hàm mọc lệch gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của gương mặt, khiến việc ăn nhai khó khăn và có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng và hàm mặt.
Các dạng sai lệch khớp cắn
- Khớp cắn ngược (răng móm): Đây là dạng sai khớp cắn nghiêm trọng bởi xương hàm dưới phát triển quá mức, khiến hàm dưới và cằm chìa ra trước, bao phủ hàm trên. Người bị móm khi nhìn nghiêng sẽ có gương mặt như hình lưỡi cày.
- Khớp cắn hở: Là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên và hàm dưới không chạm được vào nhau tạo thành khoảng hở, đặc biệt là phần răng cửa không thể đóng chặt, có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi hàm răng đã đóng hoặc ở trạng thái nghỉ.
- Khớp cắn sâu: Là tình trạng khi răng hàm trên cắn trùm bao phủ ¾ răng hàm dưới. Người bị khớp cắn sâu thường đi kèm với hở lợi, khuôn mặt ngắn.
- Khớp cắn chéo: Các răng trên cung hàm mọc lệch lạc chia thành nhiều nhóm, có nhóm chìa ra ngoài, có nhóm cụp vào trong, làm phá vỡ sự cân đối, mất hài hòa của hai hàm răng.
- Khớp cắn hô (vẩu): Là một dạng sai lệch phổ biến với nhóm răng cửa hàm trên chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Người bị hô thường khó hoặc không thể ngậm kín miệng, khi ngủ sẽ mở miệng. Tình trạng này có thể do xương hàm hô hoặc do răng.
- Khớp cắn đối đầu: Khi các đầu răng của hai hàm chạm vào nhau một cách trực tiếp và đối đầu trong trạng thái đóng miệng
Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn
Nguyên nhân dẫn tới sai lệch khớp cắn có thể là do di truyền, bẩm sinh hoặc do cấu trúc của răng hàm. Ngoài ra, cũng có một số thói quen làm thay đổi hình dạng cũng như cấu trúc xương hàm:
- Trẻ em có thói quen bú bình lâu dài (sau 3 tuổi), ngậm ti giả, mút ngón tay…
- Do chấn thương gây sai lệch hàm.
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém, răng sữa rụng sớm làm mất định hướng răng vĩnh viễn mọc dẫn đến chen chúc, thiếu khoảng hoặc do thực hiện phương pháp phục hình thẩm mỹ không chuẩn như trám răng, mão răng sứ.
- Biến chứng từ mất răng gây tiêu xương, xô lệch răng toàn hàm.
Ảnh hưởng của sai lệch khớp cắn
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Sai lệch khớp cắn khiến khuôn mặt của trẻ bị mất cân đối, không hài hòa (còn gọi là lệch mặt). Từ đó, tạo ra tâm lý tự ti, mặc cảm khi giao tiếp.
- Chức năng ăn nhai suy giảm: Việc ăn nhai không hiệu quả, lực nhai tác động không đều dễ khiến răng của trẻ dễ bị vỡ, gãy, thậm chí là răng sẽ bị mòn. Nguy cơ gặp những vấn đề về khớp thái dương hàm, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút.
- Cản trở giao tiếp: Khó khăn trong việc phát âm hay phát âm không chuẩn.
- Sức khỏe răng miệng: Khi vệ sinh răng miệng không kỹ càng, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn đến mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… dẫn đến nguy cơ mất răng sớm.
Phương pháp hiệu quả điều trị sai lệch khớp cắn
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng sai lệch khớp cắn của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, như:
- Niềng răng (chỉnh nha)
- Phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm
- Niềng răng kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm
Tình trạng sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý của trẻ. Điều trị sai lệch khớp cắn cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian, chi phí nếu được thực hiện càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ đi thăm khám tại nha khoa uy tín ngay khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên để phát hiện sớm sai lệch và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nha khoa Mai Hùng Group thăm khám, chụp phim X-Q hoàn toàn miễn phí!
NHA KHOA MAI HÙNG GROUP
Hotline: 0911.124.567 - 0944.431.677
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamaihung
Địa chỉ trụ sở chính: Số 69, đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh