Ai hưởng lợi từ dịch virus corona Vũ Hán?

Số người chết, nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) ở Trung Quốc tiếp tục tăng.

Tính đến sáng 9/2, theo số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tổng số ca nhiễm chủng mới của virus corona tại nước này đã lên tới 37.198 người, có 811 ca tử vong.

So với dịch cúm theo mùa, những con số này không đáng kể song hậu quả kinh tế của các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mới là nghiêm trọng hơn nhiều, trước hết đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Các nhà máy đóng cửa chưa biết đến khi nào, các cửa hàng, nhà hàng và rạp chiếu phim trống rỗng, các chuyến bay bị hủy bỏ.

Cách đây 17 năm, trong thời gian dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc, tổng sản phẩm trong nước (GDP), theo Ngân hàng Thế giới, là 1,7 nghìn tỷ USD, và bây giờ đạt được 14 nghìn tỷ USD, thị phần của Trung Quốc trong thương mại thế giới đã tăng từ 5,3% đến 12,8%.

Ai hưởng lợi từ dịch virus corona Vũ Hán?

Bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới được điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 5/2. Ảnh: THX

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, GS Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết: “Những hậu quả nghiêm trọng đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc trong khi tỷ lệ tử vong tương đối thấ́p khiến tôi nghĩ về một cơ hội thuận tiện để dạy một bài học cho Trung Quốc với tư cách là đối thủ kinh tế chính của Hoa Kỳ.

Một số chuyên gia cho rằng, nếu dịch virus corona sớm giảm dần, Trung Quốc sẽ nhanh chóng bù đắp những tổn thất, có chú ý đến quy mô lớn của nền kinh tế nước này và tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 6%.

Nhưng, nếu dịch bệnh còn kéo dài, thì cú đánh vào nền kinh tế sẽ rất nghiêm trọng. Và không chỉ riêng vào nền kinh tế Trung Quốc mà còn vào các nước Đông Á và Đông Nam Á. Sự lưu chuyển của hàng hóa và dịch vụ sẽ chậm lại đáng kể, chuỗi sản xuất ở những khu vực khác, từ ​​các nhà máy ô tô ở Trung tây Hoa Kỳ và Mexico đến các doanh nghiệp may mặc ở Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị ảnh hưởng".

Nói về thiệt hại cho các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á vốn có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc về kinh tế và địa chính trị, không thể không nhắc đến những mất mát của các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp Mỹ.

Theo Sputnik, Apple, Starbucks và Ikea đã tạm đóng chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc. Các trung tâm thương mại vắng tanh lập tức đe dọa doanh số của Nike (giày dép), Under Armour (quần áo), McDonald"s (thức ăn nhanh).

Các nhà máy sản xuất ô tô cho General Motors và Toyota đang trì hoãn ngày sản xuất khi chờ đợi các công nhân quay lại làm việc sau kỳ nghỉ được chính phủ Trung Quốc gia hạn để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các hãng hàng không quốc tế, bao gồm American, Delta, United, Lufthansa và British Airways, đã hủy toàn bộ các chuyến bay tới Trung Quốc.

Trước đó, trả lời phỏng vấn về dịch bệnh virus corona trên báo Svobodnaia Presaa vào ngày 30/1, GS.TS y khoa Vladimir Nikiforov, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm và Dịch tễ học, Đại học Y khoa và Nghiên cứu y học Quốc gia Nga đã đề cập đến sự đáng sợ hơn cả virus corona, đó là tin giả.

Theo vị GS, những bức ảnh và các đoạn video từ Trung Quốc quay lại cảnh mọi người ngã vật ra đường vì virus corona là cảnh giả, được dàn dựng.

Lý do, “bệnh này là bệnh phát triển từ từ, để tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng, sẽ mất thời gian khoảng vài ngày.

Một người bị viêm phổi, đang ở giai đoạn nặng nhất, nhiệt độ trên 40 độ, nhưng thay vì nằm trên giường và được điều trị, thì anh ta lại mặc đầy đủ quần áo, đi ra ngoài và chết gục trên vỉa hè. Chỉ có một viên đạn mới làm anh ta ngã chết kiểu như vậy”.

Và trả lời câu hỏi “Ai hưởng lợi từ việc cường điệu sự nguy hiểm của virus corona?”, GS Nikiforov cho biết:

"Ai đó sẽ kiếm được rất nhiều tiền nhờ bán đắt khẩu trang y tế, ai đó muốn phá công việc làm ăn của các công ty du lịch, lại có một người nào đó muốn nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ: bây giờ thì giá trị cổ phiếu của những đối tượng trên đã giảm, và giá trị đồng đô la đang tăng lên.

Vì vậy, hãy thử nhìn xem, ai hưởng lợi".

Theo An Nhiên/Báo Đất Việt

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.