Ai sẽ trở thành chủ nhân "ghế nóng" FBI?

Sau khi sa thải Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey hồi tuần trước, Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ sớm lựa chọn thay thế ông Comey ngay trong tuần này. Đã có một số ứng cử viên được phỏng vấn hồi cuối tuần qua và người được lựa chọn phải nhận được sự phê chuẩn của Thượng viện.

ai se tro thanh chu nhan ghe nong fbi

Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc Cục điều tra Liên bang (FBI) James Comey hồi tuần trước (Ảnh: Getty)

Nhà Trắng đang ở trong tình trạng hỗ loạn sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ sa thải Giám đốc FBI James Comey. Động thái này của ông Trump bị nghi ngờ là nhằm cản trở quá trình điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm ngoái và mối liên hệ tiềm tàng giữa ông Trump và Moscow.

Tổng thống Trump khẳng định sẽ sớm chỉ định người kế nhiệm ông Comey và nhiều khả năng là trước khi ông bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào ngày 19/5. Hiện có 14 ứng cử viên cho vị trí này.

Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe

Từng giữ chức Phó Giám đốc FBI trước khi ông Comey bị sa thải, ông Andrew McCabe là người đang tạm thay thế ông Comey điều hành FBI cho đến khi có giám đốc mới. Chính ông Comey đã chỉ định ông McCabe làm Phó Giám đốc FBI hồi tháng 1/2016.

Trước khi làm việc tại FBI, ông McCabe từng có thời gian thực tập tại phòng hình sự của Bộ Tư pháp Mỹ khi còn đang theo học trường luật và sau đó làm việc tại một công ty luật ở Philadelphia.

Ông Andrew McCabe tỏ ra không đồng tình với quyết định của Nhà Trắng sa thải ông Comey, cho rằng cuộc điều tra của FBI về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là “một cuộc điều tra rất đặc biệt”. Ông McCabe từng khẳng định ông James Comey nhận được sự ủng hộ lớn của các nhân viên FBI và phản đối cáo buộc của Tổng thống Trump rằng ông Comey đã đánh mất niềm tin của các nhân viên.

Cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Rogers

Ông Mike Rogers là một cựu nhân viên FBI và từng là một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức Giám đốc FBI trước khi ông James Comey được bổ nhiệm năm 2013. Hiệp hội các đặc vụ FBI đã dành cho ông Rogers nhiều lời tán dương, cho rằng ông là “người có khả năng đối phó với nhiều thách thức, giúp FBI trở thành một trong những cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu thế giới”. Ông Mike Rogers có kinh nghiệm về chống các loại tội phạm phức tạp.

ai se tro thanh chu nhan ghe nong fbi

(Từ trái qua phải) Các ứng viên Andrew McCabe, John Cornyn, Michael Garcia và Alice Fisher (Ảnh: Getty, Reuters, AFP)

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Alice Fisher

Luật sư Alice Fisher, cựu Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp, là ứng cử viên đầu tiên được Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions phỏng vấn trong ngày 13/5. Bà Fisher từng là trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách mảng hình sự dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush. Hiện bà đang làm việc cho một công ty luật tại Washington. Nếu được lựa chọn, bà Fisher sẽ là nữ giám đốc FBI đầu tiên.

Thượng nghị sĩ John Cornyn

Nghị sĩ Cộng hòa bang Texas John Cornyn là thành viên cấp cao thứ 2 tại Thượng viện. Ông Cornyn từng là thẩm phán quận trong 6 năm trước khi trở thành thẩm phán Tòa án tối cao bang Texas vào năm 1990. Sau đó ông là Tổng chưởng lý của bang Texas và đến năm 2002, ông trở thành thượng nghị sĩ.

Thượng nghị sĩ Trey Gowdy

Nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Nam Carolina, ông Trey Gowdy, được biết đến là người đứng đầu Ủy ban thuộc Hạ viện điều tra các vụ tấn công năm 2012 vào lực lượng Mỹ ở Benghazi, Libya. Ông Gowdy từng là công tố viên liên bang từ năm 1994 đến năm 2000 tại Nam Carolina. Năm 2011, ông được bầu vào quốc hội.

Thẩm phán Michael Garcia

Từng là một công tố viên liên bang, ông Michael Garcia hiện là thẩm phán tại tòa án cấp cao nhất ở New York. Chính ông Michael Garcia là người giải quyết vụ bê bối dính líu đến đường dây gái gọi cao cấp khiến thống đốc New York khi đó là ông Eliot Spitzer phải từ chức. Ông Garcia cũng chính là người đứng đầu cuộc điều tra về nghi vấn tham nhũng trong quá trình đấu thầu quyền đăng cai các kỳ World Cup 2018 và 2022. Năm 2016, ông Michael Garcia được Thống đốc New York Andrew Cuomo bổ nhiệm vào tòa án.

Thẩm phán Henry E Hudson

Thẩm phán quận tại Virginia, ông Henry E. Hudson, được cựu Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm. Ông chính là người đã ra phán quyết rằng Quốc hội Mỹ đã vượt thẩm quyền khi buộc người Mỹ phải mua bảo y tế vào năm 2014 nếu không sẽ bị phạt.

Cựu cố vấn an ninh Francis Townsend

Bà Townsend từng là một cố vấn an ninh và chống khủng bố dưới thời chính quyền Bush. Bà được cho là đã có mặt tại Nhà Trắng vào buổi chiều trước khi ông Comey bị sa thải. Bà cũng đã gặp Tổng thống trump tại Tháp Trump ở New York khi bà đang được cân nhắc một vị trí trong chính phủ. Tuy nhiên, bà cũng là một trong những quan chức an ninh đã ký vào thư gọi ông Trump là “một ứng cử viên thiết trung thực” trong chiến dịch tranh cử.

Trợ lý Giám đốc FBI Paul Abbate

Ông Paul Abbate là trợ lý Giám đốc FBI, hiện đang là người đứng đầu đơn vị hình sự và an ninh mạng. Ông Abbate từng phụ trách văn phòng FBI tại Washington và Detroit và đã làm việc tại cơ quan này hơn 20 năm.

Thẩm phán Michael Luttig

Ông Michael Luttig là thẩm phán được cựu Tổng thống George HW Bush bổ nhiệm nhưng đã rời tòa án để trở thành cố vấn của Boeing vào năm 2006. Ông Luttig từng là ứng cử viên cho chức thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ.

Cựu cảnh sát trưởng Ray Kelly

Ông Ray Kelly là cựu cảnh sát trưởng thành phố New York trong hơn một thập niên. Dưới sự quản lý của ông, tội phạm ở New York đã giảm một cách đáng kể và ông cũng người tiên phong thành lập cơ quan chống khủng bố đầu tiên sau vụ tấn công 11/9. Tuy nhiên, sở cảnh sát New York lại bị để ý vì những hành vi trấn áp mạnh tay.

Ngoài ra, ba ứng cử viên khác là ông Adam Lee là người đứng đầu văn phòng FBI tại Richmond, Virginia; ông William Evanina - Giám đốc Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia; ông Michael Anderson - đặc vụ FBI, đứng đầu văn phòng FBI tại Chicago; ông Larry Thompson - cựu Phó Tổng chưởng lý dưới thời chính quyền Bush, cựu công tố viên liên bang tại Georgia và ông John Suthers - Thị trưởng thành phố Colorado Springs, người từng phản đối hôn nhân đồng giới.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.