Một số công trình xây dựng trên địa bàn TP Hà Tĩnh chưa thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong thi công, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động.
Các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cần tiếp tục quan tâm đời sống của người lao động, an toàn lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, ngành sản xuất luôn giữ vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước.
Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ người lao động tại nơi làm việc.
Tại lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng công nhân, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã tôn vinh 13 cá nhân “Lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2024”.
Với phương châm “an toàn lao động là trên hết”, Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam luôn ưu tiên chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động.
Với hơn 1 vạn công nhân, 212 nhà thầu phụ nên việc tăng cường công tác quản lý về an toàn lao động và bảo vệ môi trường được Công ty Formosa Hà Tĩnh coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra bền vững.
Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh đang tích cực triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động.
Hội thao an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trang bị cho cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan những kiến thức, kỹ năng cơ bản, góp phần nâng cao khả năng vận hành an toàn, ổn định Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
Chương trình huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động góp phần giúp công nhân, lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) có thêm kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ trong quá trình làm việc.
Tại các buổi tọa đàm tuyên truyền nội dung quản lý an toàn vệ sinh lao động do Công ty Formorsa Hà Tĩnh tổ chức, đã có 100% nhà thầu ký cam kết bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sản xuất trong nhà máy.
Với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng được các doanh nghiệp Hà Tĩnh gắn với các hoạt động trong Tháng Công nhân 2022.
Tại buổi lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2022, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tôn vinh 15 công nhân, lao động tiêu biểu.
80 hợp tác xã (HTX) môi trường ở Hà Tĩnh được chuyên gia tư vấn, trang bị kỹ năng an toàn lao động, cách thức phòng tránh bệnh nghề nghiệp và hướng dẫn các điều kiện tiếp cận vốn vay, phục vụ sản xuất.
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại đúng thời kỳ cao điểm của Tháng Công nhân, LĐLĐ Hà Tĩnh đã quyết định linh hoạt trong triển khai các hoạt động để tập trung phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho người lao động.
Để hạn chế tối đa những rủi ro của công nhân trong quá trình làm việc, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp đảm bảo an toàn.
Vụ rò rỉ khí amoniac tại một cơ sở sản xuất nước đá ở thủ đô của Philippines mới đây khiến 2 người thiệt mạng, hơn 90 người bị thương và hàng trăm người khác phải đi sơ tán đến nơi an toàn.
Mỗi năm, tại làng nghề mộc nổi tiếng Thái Yên ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động do máy cắt, máy cưa cắt ngón tay, ngón chân. Làng nghề đang đối diện với rất nhiều nguy cơ mất an toàn lao động và ô nhiễm môi trường.
Nắm vững các nội dung về Luật An toàn vệ sinh lao động là cơ sở quan trọng giúp cán bộ, công nhân ngành điện Hà Tĩnh đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Tháng Công nhân năm 2020 được kéo dài từ 1/5 đến 10/6. Các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh không ngừng chăm lo đời sống cho công nhân, đồng thời, đăng ký hàng trăm công trình, phần việc chào mừng đại hội Đảng.
Tháng Công nhân 2020, ngoài duy trì việc làm, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chú trọng đảm bảo an toàn lao động trong trạng thái “bình thường mới”.
Điều chỉnh thời gian làm việc là cách mà nhiều lao động ở Hà Tĩnh đang áp dụng để bảo vệ sức khỏe, vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, thi công giữa “chảo lửa” miền Trung.
Với tính chất quan trọng, cấp bách của công trình, chủ đầu tư cũng như các đơn vị nhà thầu dự án kênh chính hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang ở Hà Tĩnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch, vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.
Tuy đang trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng với tính chất cấp bách của Dự án nâng cấp kênh Linh Cảm, các nhà thầu vẫn bố trí nhân lực, máy móc thi công đảm bảo cách ly theo quy định, quyết tâm thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch vừa hoàn thành công trình theo tiến độ.
Sở LĐ-TB&XH cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Hà Tĩnh đã tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) định kỳ cho 19.522 người lao động.
Sáng 24/11, tại UBND xã Vượng Lộc, Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, UBND huyện Can Lộc tổ chức hội thi “Hiểu biết về pháp luật và công tác an toàn, vệ sinh lao động” năm 2019.
Phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh lao động (PCCN&ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Tháng cao điểm (tháng 10), công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động.
Sau 2 năm triển khai dự án, Liên hiệp HTX Tây Kim, huyện Hương Sơn (Hà TĨnh) đã được GFA - tổ chức đánh giá độc lập của Đức công nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý rừng quốc tế.
Với sự hỗ trợ tích cực từ Dự án trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, từ năm 2017 đến nay, người trồng rừng huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thay đổi cách trồng, chăm sóc và khai thác rừng sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế, phát triển rừng bền vững.