Ảnh: Một số loại máy bay Mỹ từng gây tội ác ở Hà Nội năm 1972

Giáng sinh năm 1972, quân đội Mỹ huy động lượng lớn máy bay ném bom và cường kích để hủy diệt thủ đô Hà Nội. Và nhiều phi cơ trong số đó đã bị bắn hạ.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Với mưu đồ đánh quỵ Việt Nam trên bàn đàm phán Paris, Mỹ đã tiến hành chiến dịch không kích mang mật danh Linebacker II, kéo dài từ ngày 18-29/12/1972. (Bức họa của Jack Fellows)

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Lực lượng tham chiến phía Mỹ bao gồm nhiều loại máy bay chiến lược và chiến thuật của cả không quân và hải quân nước này. Ảnh: Không quân Mỹ.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Oanh tạc cơ chiến lược tầm xa B-52 với sức hủy diệt lớn là con át chủ bài trong cuộc tập kích chiến lược này (phía Việt Nam gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”). Ảnh: Thevietnamwar.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Không quân Mỹ đã sử dụng hơn 700 lượt B-52 (gồm B-52D và B-52G) để đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác ở miền bắc Việt Nam. Thủ đô Hà Nội là trọng điểm số 1. Ảnh: Boeing.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Các “pháo đài bay” B-52 xuất kích từ căn cứ U-Tapao ở Thái Lan và căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương. Ảnh: Youtube.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Máy bay B-52 bên trong sân bay Andersen của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Wikimedia.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Các “quái vật” B-52 xâm phạm không phận Hà Nội theo vài hướng. Mỗi B-52 mang theo khoảng 100 quả bom hạng nặng. Ảnh: Wired.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Oanh tạc cơ B-52 bay theo nhóm 3 chiếc, dưới sự bảo vệ của bóng đêm, máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu chủ động và thụ động. Các phi cơ cường kích Mỹ cũng tấn công trận địa tên lửa phòng không (SAM) của Việt Nam để giảm áp lực lên B-52. Ảnh: National interest.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

F-111 Aardvark là máy bay cường kích chiến thuật siêu âm tầm trung. Cánh của phi cơ này có thể “cụp và xòe”. Ảnh: National interest.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

A-7 Corsair II, máy bay cường kích hạng nhẹ siêu thanh, của hải quân Mỹ. Ảnh: Pinterest.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Phi cơ cường kích 2 động cơ Grumman A-6 “Intruder” cũng tham gia trận không chiến trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Aircraft information.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Máy tiêm kích ném bom, siêu âm tầm xa khét tiếng McDonnell Douglas F-4 Phantom ("con ma”). Cả không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đều dùng loại máy bay này trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Blogspot.

anh mot so loai may bay my tung gay toi ac o ha noi nam 1972

Máy bay RA-5C có năng lực trinh sát điện từ, quang học và điện tử. Hạm đội 7 của hải quân Mỹ sử dụng loại phi cơ này trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Aeroflight.

Theo VOV

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.