Sáng 9/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cùng các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiếp xúc cử tri 6 xã, phường ở vùng ngoài thị xã Kỳ Anh. Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Văn Hùng cùng dự.
Ban Quản lý các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh đã chủ động vào cuộc, phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân, tiểu thương khi có thiên tai.
Các luồng lạch, âu thuyền, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền ở Hà Tĩnh đang bị bồi lắng nghiêm trọng, khiến ngư dân bất an khi mùa mưa bão đến gần.
Mùa mưa bão đang đến gần, các địa phương, lực lượng chức năng ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút chuẩn bị mọi việc để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá tại Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) được bàn giao đi vào sử dụng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khiến người dân băn khoăn.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, biển động mạnh nên hàng nghìn tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh đã chủ động vào bờ tránh trú để đảm bảo an toàn, nhất là tàu công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ.
Kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với ảnh hưởng bão số 4, Bí thư Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải yêu cầu huyện Lộc Hà phải tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động phòng chống dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn, thông suốt tại 4 âu thuyền, 2 cảng cá lớn trong toàn tỉnh. Qua đó, tạo thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngư dân, tiểu thương.
Đồn Biên phòng Cửa Sót, Ban Quản lý Các cảng cá Hà Tĩnh và lực lượng chức năng khác đã kêu gọi, hỗ trợ 331 tàu, thuyền đánh cá trong và ngoài địa bàn vào tránh trú bão số 9 trên các âu thuyền, bến bãi của huyện Lộc Hà.
Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, đến 10h ngày 8/10, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 3.675 tàu thuyền các loại/14.000 thuyền viên vào bờ neo đậu, tránh trú; trong đó có khoảng 70 tàu/450 thuyền viên ngoại tỉnh.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tàu thuyền đánh cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã kêu gọi 355 tàu, thuyền các loại vào nơi tránh trú an toàn.
Các lực lượng chức năng huyện Lộc Hà phối hợp với Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh đã triển khai nhiều phương án, chủ động chuẩn bị các tình huống ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 khi có tàu ngoại tỉnh vào tránh trú bão CONSON.
Bến neo đậu tàu, thuyền nghề cá tại phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) được xây dựng từ năm 2014 nhưng nhiều năm nay, thường xuyên bị bồi lấp nghiêm trọng khiến phương tiện khai thác thủy sản của ngư dân gặp nhiều khó khăn trong neo đậu.
Sau khi Báo Hà Tĩnh có bài phản ánh “Người dân thiếu ý thức, âu thuyền Cửa Sót ngày càng ô nhiễm” (đăng ngày 12/5), chính quyền xã Thạch Kim (Lộc Hà) đã huy động nhân lực, phương tiện để dọn vệ sinh môi trường, thu gom ngư cụ hỏng tại khu vực này.
Việc chen lấn, lộn xộn, “mạnh ai nấy đậu” đang diễn ra ở âu thuyền Cửa Sót, thuộc địa bàn xã Thạch Kim, Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết, mất an ninh trật tự.
Công trình khắc phục sạt lở đê biển, kè biển ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút hoàn thành, chấm dứt nỗi bất an của người dân khi có thiên tai.
Trong khi gần 4.000 tàu thuyền tìm vào nơi tránh trú an toàn thì người dân vùng ven biển Hà Tĩnh cũng gia cố nhà cửa, chặt tỉa cây cối trước ảnh hưởng của bão số 8.
Gần 10 năm qua, nhiều hạng mục Dự án đầu tư xây dựng công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa khẩu huyện Kỳ Anh (tại xã Kỳ Hà) vẫn chưa được thực hiện, thế nên tàu thuyền của bà con ngư dân không thể vào đây mỗi khi có bão.
Sau nhiều năm bị bồi lắng, ảnh hưởng đến đảm bảo giao thông thủy và phát triển kinh tế, Cửa Sót thuộc xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) được đầu tư 29,5 tỷ đồng để nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Thiếu điểm đổ thuyền tránh trú bão lụt, mỗi khi sóng to, gió lớn, 116 chiếc thuyền ở 2 thôn ngư nghiệp ở xã Kỳ Khang, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại được kéo lên vùng dân cư sinh sống “nằm chơi”, trong đó có không ít cản trở những tuyến đường vốn đã nhỏ hẹp ở vùng biển.