Sớm giải quyết tình trạng “mạnh ai nấy đậu” ở âu thuyền Cửa Sót

(Baohatinh.vn) - Việc chen lấn, lộn xộn, “mạnh ai nấy đậu” đang diễn ra ở âu thuyền Cửa Sót, thuộc địa bàn xã Thạch Kim, Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết, mất an ninh trật tự.

Sớm giải quyết tình trạng “mạnh ai nấy đậu” ở âu thuyền Cửa Sót

Khu vực neo đậu tàu thuyền ở âu thuyền Cửa Sót nhìn từ trên cao.

Anh Nguyễn Đức L. ở thôn Xuân Phượng (xã Thạch Kim) cho hay: “Mấy hôm vừa rồi biển động nên thuyền của chúng tôi phải về âu đậu tránh trú. Do về sau nên khu vực phía ngoài luồng (sát cảng cá) đã bị tàu ngoại tỉnh đậu kín, không chen được, buộc phải chạy vào sâu bên trong.

Hôm nay trời hửng nắng, muốn ra biển sản xuất thì mắc kẹt vì luồng lạch bị cạn, các tàu lớn đậu phía ngoài chưa ra nên phải chờ triều cường đạt đỉnh mới có thể xuất bến”.

Sớm giải quyết tình trạng “mạnh ai nấy đậu” ở âu thuyền Cửa Sót

Vị trí đầu luồng, dễ ra vào ở âu thuyền Cửa Sót thường là nơi neo đậu của tàu thuyền ngoại tỉnh.

Anh Nguyễn Công H. ở TDP Trung Nghĩa (thị trấn Lộc Hà) cũng bức xúc: “Nếu thời tiết xấu, tàu chúng tôi lỡ phải vào nơi khác tránh trú thì bị ngư dân bản địa hoạnh họe đủ điều. Nhưng ở đây thì khác, tàu ngoại tỉnh ngang nhiên vào những vị trí đẹp để đậu, còn chúng tôi lúc nào cũng nơm nớp vì lo hết chỗ. Vì vậy, hễ nghe tin thời tiết xấu là phải tức tốc về ngay để giành chỗ. Nếu về chậm là rất khó vào và đến lúc ra cũng phụ thuộc tàu ở phía ngoài”.

Sớm giải quyết tình trạng “mạnh ai nấy đậu” ở âu thuyền Cửa Sót

1 tàu cá của ngư dân Lộc Hà chen được vị trí đẹp với các tàu ngoại tỉnh.

Trên âu thuyền Cửa Sót vào những ngày biển động thường có khoảng 200 - 300 tàu thuyền vào đây tránh trú. Như 2 ngày 24 - 25/3 vừa qua, theo khảo sát của chúng tôi, khu vực phía ngoài luồng sâu hơn, ra vào thuận lợi hơn, dễ bán hải sản hơn thường thấy nhiều tàu lớn ngoại tỉnh như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi... neo đậu lẫn lộn. Còn phương tiện của ngư dân Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà và một số địa phương khác trong tỉnh thì nhỏ hơn và chủ yếu nằm ở khu vực phía sâu trong đất liền.

Hiện trạng cũng cho thấy, luồng vào và vùng neo đậu tàu thuyền ở âu thuyền Cửa Sót đang bị bồi lắng, cùng đó là dự án nạo hút khu neo đậu đang được triển khai nên việc lưu thông, neo đậu tàu thuyền đang gặp khó khăn. Một số điểm, tàu không vào được sát bờ, dễ bị mắc cạn khi thủy triều xuống, dẫn đến tình trạng ngầm tranh giành các vị trí thuận lợi.

Trước tình trạng này, những ngư dân Lộc Hà mong muốn Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khảo sát, bố trí, cắm biển neo đậu theo từng khu vực cụ thể cho tàu thuyền từng loại, ngư dân từng vùng.

Điều này, ngoài giúp đảm bảo quyền lợi, an toàn cho phương tiện ngư dân bản địa (thường công suất nhỏ) thì còn tạo sự ngăn nắp, trật tự, không chen lấn và tránh những va chạm, xích mích không đáng có giữa ngư dân trong và ngoài tỉnh.

Sớm giải quyết tình trạng “mạnh ai nấy đậu” ở âu thuyền Cửa Sót

Phương tiện neo đậu phía trong dễ mắc cạn, khó ra vào.

Về vấn đề này, ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh thừa nhận có sự lộn xộn, bất cập và cho rằng: “Chúng tôi đã phân định khu vực phía ngoài (sát biển, giáp cảng) là của tàu lớn ngoài tỉnh, phía trong là của ngư dân Lộc Hà. Việc tranh chấp, neo đậu lộn xộn, chưa nghiêm túc neo đậu theo phân vùng hướng dẫn là do ý thức của một số chủ tàu chưa cao mà chủ yếu là ngư dân bản địa”.

Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh cho biết thêm, tình trạng neo đậu lộn xộn này cũng gây ra một số va chạm nhỏ và trộm cắp vặt nhưng đã được đơn vị và các lực lượng chức năng phối hợp xử lý kịp thời.

Sớm giải quyết tình trạng “mạnh ai nấy đậu” ở âu thuyền Cửa Sót

Cần phân định rõ vị trí neo đậu cho từng loại tàu thuyền, ngư dân từng vùng tại âu thuyền Cửa Sót.

Như vậy, tình trạng tranh giành, chen lấn vị trí neo đậu tàu thuyền đã, đang diễn ra âm ỉ ở âu thuyền Cửa Sót...

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.