Hà Tĩnh lên “kịch bản” bảo vệ gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão

(Baohatinh.vn) - Chủ động trong mùa mưa bão, Tiểu ban An toàn nghề cá Hà Tĩnh đã lên “kịch bản” bảo vệ cho 3.957 tàu cá và 14.932 lao động trực tiếp trên biển.

Hà Tĩnh lên “kịch bản” bảo vệ gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão

Hà Tĩnh chủ động xây dựng phương án để đảm bảo an toàn cho gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão.

Cẩm Xuyên là huyện có số tàu thuyền khá lớn với 1.058 tàu cá các loại, công suất 40.800 CV, gần 3.900 lao động trực tiếp sản xuất trên biển. Tuy nhiên, toàn huyện chỉ có 1 cửa lạch và âu tránh trú bão cho tàu cá.

Hiện tại, 3/4 cửa lạch đã bị bồi lắng, gây khó khăn cho tàu cá ra vào, nhất là tàu cá công suất lớn. Mùa mưa bão, việc di chuyển tàu thuyền qua cửa lạch này càng khó khăn bội phần, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người, tàu cá.

Hà Tĩnh lên “kịch bản” bảo vệ gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão

Một số tàu thuyền của huyện Cẩm Xuyên sẽ được bố trí neo đậu tránh bão tại cầu Cẩm Lĩnh.

Trước thực tế đó, ngay từ thời điểm này, huyện Cẩm Xuyên đã tích cực, chủ động xây dựng phương án để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trong mùa mưa bão.

Ông Nguyễn Hữu Minh - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: Khi có bão, huyện sẽ bố trí lực lượng hướng dẫn tàu cá tại các xã Yên Hòa, Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm vào neo đậu tại các khu vực thôn Bắc Hòa, Phú Hòa, Mỹ Hòa ở xã Yên Hòa; thôn Liên Hương, Rạng Đông ở xã Cẩm Dương và thôn Song Yên ở thị trấn Thiên Cầm.

Đối với tàu cá các xã Cẩm Nhượng, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh và các tỉnh khác thì bố trí vào neo đậu tại âu trú bão, cầu Cẩm Lĩnh - Cẩm Trung, Bãi Rào - xã Cẩm Lộc, thôn 6, thôn 7 (trước nhà thờ Quảng Đa) ở xã Nam Phúc Thăng...

Hà Tĩnh lên “kịch bản” bảo vệ gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão

Âu neo đậu tránh trú bão tại Cảng cá Cửa Sót có sức chứa hơn 300 tàu thuyền.

Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh cũng chủ động xây dựng “kịch bản” ứng phó với bão mạnh và siêu bão trong năm 2020. Theo đó, có 4 “kịch bản” khi xảy ra bão từ cấp 9 đến cấp 14, tùy theo cấp độ để bố trí lực lượng, phương tiện sơ tán dân về nơi trú ẩn và giằng néo đảm bảo an toàn cho tàu cá trong khu trú bão.

“Khi có bão, tàu thuyền về neo đậu tránh trú bão rất đông, nhất là tại Cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim) có khoảng 300 tàu thuyền trong và ngoài tỉnh. Đơn vị sẽ huy động 100% cán bộ trực, tuần tra, kiểm soát thường xuyên tại âu trú bão để không xảy ra ra va chạm, cháy nổ, trộm cắp tài sản trên tàu. Hiện nay, đơn vị đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con ngư dân chủ động ứng phó với mưa bão, tuân thủ các phương án neo đậu...” - Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn cho hay.

Hà Tĩnh lên “kịch bản” bảo vệ gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão

Sau khi neo đậu tránh trú bão, các tàu thuyền phải được giằng néo cẩn thận (Ảnh: tư liệu).

Ngư dân Trần Văn Huyên ở thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim (Lộc Hà) chia sẻ: “Tàu thuyền là tài sản lớn và là “cần câu cơm” hằng ngày của bà con ngư dân chúng tôi, bởi vậy, khi chính quyền địa phương cảnh báo sắp có bão, bà con ngư dân không ai “mạo hiểm” cho tàu thuyền ra khơi. Ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Quản lý các cảng cá đã có “kịch bản” cụ thể, khoa học, hợp lý nên chúng tôi cảm thấy yên tâm”.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 3.957 tàu cá đăng ký và 14.932 lao động trực tiếp trên biển. Trong mùa mưa bão, có tới 94% tàu cá neo đậu tránh trú bão tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Số tàu còn lại đang đánh bắt trên địa bàn khác không về kịp hoặc tiếp tục ở lại để sản xuất sau khi bão tan sẽ neo đậu tại các khu vực ngoại tỉnh.

Hà Tĩnh lên “kịch bản” bảo vệ gần 4.000 tàu cá trong mùa mưa bão

Khi xẩy ra mưa bão, các tàu cá nhỏ tập trung kéo lên bờ nơi sóng không xô tới.

Theo ông Lê Đức Nhân – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Qua thống kê, theo dõi công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trong những năm gần đây, hằng năm, có từ 6 - 8 vụ tai nạn tàu cá, trong đó 3 - 5 vụ tai nạn do thiên tai gây ra và thường xảy ra tại các khu vực cửa lạch khi tàu thuyền vào tránh bão.

“Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra, Tiểu ban An toàn nghề cá Hà Tĩnh sẽ chỉ đạo các địa phương tập trung kéo những tàu cá nhỏ lên bờ nơi sóng không xô tới. Với những tàu lớn ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh cho neo đậu tránh trú bão tại khu neo đậu cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và các tuyến sông Lam, Quèn, Rác... Mặt khác, thông tin kịp thời cho các tàu cá đang hoạt động tại các tỉnh bạn phải nhanh chóng vào nơi trú bão gần nhất để tránh trú bão một cách an toàn...” - ông Lê Đức Nhân cho biết thêm.

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.