Bà bí thư “chân không chạm đất”

(Baohatinh.vn) - Tất tả ngược xuôi, việc nhà chưa xong đã phải lo việc làng việc xã, chẳng mấy khi người ta thấy bà Trần Thị Ngọc – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Liên Nhật (xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh) thảnh thơi, lúc nào cũng đi như chạy. Người ta gọi bà là bà bí thư “chân không chạm đất”.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Tất tả ngược xuôi, việc nhà chưa xong đã phải lo việc làng việc xã, chẳng mấy khi người ta thấy bà Trần Thị Ngọc – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Liên Nhật (xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh) thảnh thơi, lúc nào cũng đi như chạy. Người ta gọi bà là bà bí thư “chân không chạm đất”.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

13 năm 10 tháng – bà Ngọc nhớ như in thời gian bà giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn. Với bà, đó là quãng thời gian nhiều biến động nhất trong đời mình. Từ một người đàn bà chỉ quanh quẩn ruộng vườn, bếp núc, nay “bước chân” vào cáng đáng việc làng, việc xã, bà tân Bí thư phải “học việc” rất nhiều. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, bà phải lo việc làng nhiều hơn việc nhà.

“Lúc đó, hầu hết người dân tin tưởng và ủng hộ tôi. Nhưng cũng có những người nói rằng, “làng này thiếu gì đàn ông mà phải bầu bà ấy làm bí thư với mặt trận”. Đúng là phụ nữ làm công tác xã hội quả không dễ dàng gì!” – bà Ngọc trải lòng.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Năm 2005 – bà Ngọc bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ mới, cũng là thời điểm thôn Liên Nhật bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới với chồng chất khó khăn. Thôn được hình thành từ việc lấn biển nên 30% diện tích đất bị nhiễm mặn, đồng cao đồng thấp, thủy lợi khó khăn vì ở cuối nguồn nước. Bà Ngọc lắc đầu: “Trồng cây gì cũng khó sản xuất đồng loạt vì giống mới không phù hợp với chất đất. 90% người dân trong thôn sản xuất nông nghiệp mà trồng trọt không nên thì phát triển kinh tế với ổn định đời sống làm sao được.”

Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trong khi, tư tưởng của người dân về xây dựng nông thôn mới gần như chưa “thông”. Đi đâu cũng thấy vườn tạp, đường thôn ngõ xóm nhỏ hẹp, lầy lội; nhà cửa nhếch nhác do người dân vẫn quen với nếp sinh hoạt truyền thống của vùng nông thôn. Liên Nhật lại là thôn giáp với địa bàn thành phố, giá đất cao hơn các vùng khác nên việc vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở thời điểm đó cực kỳ khó khăn.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Những món quà thơm thảo, chứa đựng ân tình của người dân thôn Liên Nhật dành cho "bà bí thư chân không chạm đất"

Chưa trải qua công tác làng xã bao giờ, vì vậy, để làm tròn cả “hai vai”, là người đứng đầu chi bộ và mặt trận, với một người đàn bà thuần nông chân chất như bà Ngọc quả là một gánh nặng. Bà Ngọc tâm sự: “Mình đàn bà, không được thuận lợi như đàn ông khi làm công tác xã hội, kỹ năng giao tiếp cũng hạn chế hơn họ. Cũng nhiều lúc tôi chợt nghĩ đến câu nói của những người không ủng hộ việc phụ nữ làm cán bộ và không khỏi những lo lắng, băn khoăn có nên làm tiếp hay là thôi”.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Nhưng rồi, suy nghĩ phải làm sao cho tình hình thôn “nổi bật lên” đã thôi thúc bà tiếp tục làm công việc mà người dân tin tưởng giao phó.

Với vai trò là bí thư kiêm cán bộ mặt trận, bà Ngọc xác định được việc quan trọng và cần làm ngay là thay đổi tư duy của người dân về xây dựng nông thôn mới. Tư tưởng người dân có thông mới mong làm được những việc to lớn khác. Mà muốn người dân đồng thuận thì cán bộ phải làm gương, và bà quyết định “đảng viên đi trước”.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Chồng con bà Ngọc luôn sát cánh, ủng hộ bà từ việc nhà cho đến việc làng xã

Bà kéo cả chồng và các con gái, con rể cùng làm với mình. Các thành viên trong gia đình ai cũng ủng hộ, tạo điều kiện hết sức khi phân công nhau làm hết việc nhà, việc đồng áng để bà có thời gian tham gia công tác thôn.

Bà Ngọc kể: “Có hôm cả nhà phải dậy từ 2 giờ sáng ra đồng trỉa lạc, mấy mẹ con làm đến 5 giờ sáng thì về để kịp tham gia giải bóng chuyền của thôn, một mình bố ở lại làm hết. Không có chồng và các con đỡ đần, ủng hộ thì đàn bà như tôi không cáng đáng nổi việc làng xã.”

Cùng với đội ngũ cán bộ thôn, bà “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, phá bỏ bụi rậm, vườn tạp. Bên cạnh đó, Đảng ủy, MTTQ còn phối hợp với các đoàn thể trong thôn như hội phụ nữ, đoàn thanh niên dùng hình thức sân khấu hóa, loa truyền thanh, thành lập các tổ nhóm, cán bộ mặt trận phối hợp chặt chẽ với các tổ liên gia…để vận động người dân.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Tất bật nhưng nụ cười vẫn thường trực trên gương mặt người phụ nữ chân chất.

Không chỉ vận động theo cách “chính thống”, bà Ngọc còn dùng phương thức “mưa dầm thấm lâu”. Ngồi đâu, với ai bà cũng tranh thủ nói chuyện xây dựng nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu, gia đình văn hóa.

Bà nói nhiều và lăn vào làm, đến nỗi, người dân không nghe không được và rồi cuối cùng ai cũng phải “thấm”. Kết quả là:

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Kết quả là 69 hộ trong thôn đã tự nguyện hiến gần 3.300 m2 đất, mở được 3 tuyến đường trục thôn dài hơn 2.230m; 54 hộ hiến gần 2.400 m2 đất sản xuất để làm giao thông nội đồng và xây dựng mô hình cánh đồng mẫu; xóa 63 vườn tạp, xây dựng 6 vườn mẫu. Hơn 4.500 ngày công, 1,48 tỷ đồng cũng đã được người dân đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương…

Từ một thôn khó khăn đủ bề, đến nay Liên Nhật đã không còn hộ nghèo, 97% đạt danh hiệu gia đình văn hóa; Chi bộ thôn 9 năm liên tục đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Thôn Liên Nhật hôm nay.

Cuối năm 2016, thôn Liên Nhật tham dự cuộc thi khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu do 3 cấp xã, thành phố, tỉnh tổ chức và đều đạt giải A, được Văn phòng Điều phối NTM của tỉnh chọn là 1 trong 4 thôn trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho toàn quốc. Đến nay, thôn đã đón 53 đoàn khách trên cả nước về tham quan, học hỏi.

Đi giữa những con đường thôn Liên Nhật sạch đẹp, xanh mướt và tràn ngập sắc hoa, anh Nguyễn Văn Hóa – Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thạch Hạ không khỏi tự hào và khâm phục những gì mà bà Ngọc và người dân đã làm được: “Chúng tôi đã đặt niềm tin đúng chỗ. Nhẹ nhàng nhưng cương quyết, phụ nữ đã không làm thì thôi, làm là đến nơi đến chốn luôn cô à!”

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Những đổi thay của thôn Liên Nhật hôm nay là niềm tự hào của người dân thôn và chính quyền xã, nhưng với bà Ngọc, ngoài niềm vinh dự còn là trách nhiệm lớn lao. Là thôn được “chọn mặt gửi vàng” để giới thiệu thành quả nông thôn mới của tỉnh đến bạn bè trong nước nên áp lực với cán bộ và người dân là vô cùng lớn.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

"Xây" đã khó, "giữ" còn khó hơn, người dân thôn Liên Nhật ý thức được rằng, giữ danh hiệu cho mình cũng là để giữ uy tín cho cấp trên.

Dù là khu dân cư kiểu mẫu nhưng vẫn là một vùng thuần nông, việc sản xuất nông nghiệp không tránh khỏi những lúc nhếch nhác đường thôn, ngõ xóm, nhất là vào vụ mùa. Có những lúc bà con không kịp dọn dẹp sau thu hoạch, một mình bà Ngọc lại tất tả tay chổi, tay xẻng ra đường quét dọn đâu vào đấy để khi đoàn khách mới đến, đường làng đã sạch đẹp, tinh tươm. Hình ảnh quen thuộc người ta thấy ở người đàn bà bé nhỏ ấy là sự tất bật, vừa quét dọn, vừa xỏ vội đôi dép và đi như chạy về phía nhà văn hóa thôn để… đón khách.

Bà bí thư “chân không chạm đất”

Nông thôn mới đã thay đổi tư duy, nếp sống của người dân thôn Liên Nhật.

“Cứ thấy điện thoại của bác Hàn chủ tịch, chị Bình văn phòng nông thôn mới, anh Phương thành phố hay anh Hóa mặt trận gọi là tôi…run. Cấp trên đã tin tưởng giao phó nên chúng tôi không cho phép mình làm sơ sài được. Một chút rác vương vãi cũng đủ cho quan khách có ấn tượng không đẹp khi đến thăm rồi. Giữ thương hiệu cho thôn đã đành, mình phải giữ uy tín cho cấp trên nữa chứ!” – bà Ngọc thành thật chia sẻ.

Trong câu chuyện với chúng tôi, người phụ nữ ấy không nói nhiều về thành tích bản thân nhưng cả chồng bằng khen của UBND xã, thành phố và MTTQ các cấp cùng tình cảm, sự tin tưởng của bà con lối xóm là minh chứng cho sự ghi nhận của chính quyền và người dân với những đóng góp to lớn của bà.

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP

Đọc thêm

Hương Sơn tinh gọn được 13 tổ chức cơ sở đảng

Hương Sơn tinh gọn được 13 tổ chức cơ sở đảng

Từ năm 2017 đến nay, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã rà soát, sắp xếp lại các tổ chức cơ sở đảng, bố trí cán bộ kiêm nhiệm phù hợp với năng lực của từng người nên tạo được sự đồng thuận cao.
Hà Tĩnh chú trọng việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

Hà Tĩnh chú trọng việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

Thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh, thời gian qua, các cấp ở Hà Tĩnh đã thường xuyên quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân.
60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm qua, vợ chồng đảng viên lão thành Nguyễn Hồng Tiến và Nguyễn Thị Nhung ở phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn một lòng sắt son với Đảng, gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.