Bãi sông Giang Đình

(Baohatinh.vn) - Quê tôi có dòng sông Lam trong vắt, nước xanh biêng biếc, lững lờ xuôi về biển cả bao la. Nơi dòng sông gặp biển là cửa Hội Thống, một danh thắng nổi tiếng. Trèo lên cây cổ thụ đầu làng, nhìn về hướng Đông Bắc, thấy rõ đảo Song Ngư giữa biển trời mênh mông. Chiều chiều, thuyền ghe giương cao cánh buồm nâu tấp nập vào Cửa Hội...

Hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du

Bãi sông Giang Đình ảnh 1
Thuyền cập bến Giang Đình.

Mỗi khi nghĩ đến quê hương, nguồn cội, người dân quê tôi thường nói về núi Hồng, sông Lam, về biểu tượng của dân “áo tơi”, “cá gỗ” với những phẩm chất tài giỏi, anh hùng, trung kiên, dũng cảm trước thiên tai, địch họa. Người dân quê tôi dạt dào tình cảm với quê hương, xứ sở của mình. Từ buổi sinh cơ, lập nghiệp đến bây giờ, không rõ bao nhiêu thế kỷ, chỉ nghe người già nói làng tôi đã có từ lâu lắm rồi. Quê tôi có đất thiêng gò nghiên, tháp bút, đã sinh ra nhiều danh nhân, khoa bảng nổi tiếng cả nước. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ đã tốn không biết bao nhiêu bút nghiên, giấy mực để viết, vẽ ca tụng đất này. Người dân quê tôi ai cũng thuộc lòng câu thơ của danh nhân Nguyễn Công Trứ:

Trước Lam thủy, sau Hồng sơn

Nhà nào đọc sách gảy đờn là anh.

và câu ví:

Mịt mù mây móc giăng đỉnh Hồng sơn

Lác đác mưa rơi trên dòng Lam thủy.

Câu thơ, điệu ví làm rung động lòng người, gợi nhớ những đêm trăng tỏ, những ngày chăn trâu, cắt cỏ đầy kỷ niệm bên dòng sông Lam hiền hòa, phẳng lặng.

Bến đò làng tôi gọi là bến Giang Đình, cũng là một danh thắng ở đất Nghi Xuân văn vật. Trên bến có chợ cũng tên gọi Giang Đình. Từ xa xưa, chợ Giang Đình trên bộ, dưới thuyền là chợ hàng huyện. Người già kể rằng, thương nhân ở mọi miền đất nước và người Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ đến đây lập phố phường, buôn bán gấm vóc, tơ lụa Hàng Châu, thuốc bắc, sành sứ, kim khí và các loại nông sản, thịt lợn, trâu bò... Ngoài ra, còn có cả gạc hươu và thịt thú rừng do phường săn Tiên Điền, Xuân Viên mang đến bán; có hiệu kim hoàn do người họ Phan làm chủ. Chợ ở phía Nam bãi bồi sông Lam, ngày nay, vẫn còn cây đa cổ thụ. Thời vua Cảnh Hưng, thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du là Tể tướng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm về hưu, dân làng đã dựng đình một mái trên bãi sông để đón rước. Sự kiện ấy đã in dấu trong câu ca dao của người làng tôi:

Quan về trí sĩ quê nhà

Truyền dân tám tổng phải ra dọn đường.

Bãi sông Giang Đình ảnh 2
Hát ví, giặm trên bến sông quê

Ngày ấy, thuyền quan quân cập bến Giang Đình, ngựa xe nhộn nhịp, cờ xí tung bay, tàn lọng “chen mây” rợp bóng một vùng sông nước. Bãi sông này đã đi vào thơ của Đại thi hào Nguyễn Du, một người con ưu tú của Hồng sơn, Lam thủy. Vào thời biến loạn, nhà Lê mạt vận, sau thời gian bôn ba nơi quê vợ ở Thái Bình, Nguyễn Du trở về quê nội Tiên Điền, đặt chân lên bến nước Giang Đình. Ngắm cảnh quê hương, nhớ đến người cha đã khuất, ông cảm tác xuất bút thành thơ:

Thuyền tiên lướt sóng in rồng dấu

Tàn quý chen mây tựa hạc bay.

Mười năm gió bụi sống ở quê hương, trong mái tranh nghèo bên dòng Lam thủy, chiều chiều, thi sĩ ra bờ sông ngắm cảnh hoàng hôn. Những con cò trắng mà Nguyễn Du gọi là chim âu từ biển đảo bay về, đậu trên bãi sông Giang Đình rất nhiều. Ngọn bút tài hoa của danh nhân họ Nguyễn đã tả cảnh bãi sông quê hương: Bên bãi sông Long Vĩ có nhiều chim âu trắng. “Long Vĩ” nghĩa là đuôi rồng, một tên gọi khác của sông Lam. Những ngày sống ở quê hương, Nguyễn Du sống chan hòa với người dân lao động một nắng, hai sương, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với họ. Danh nhân cùng trai phường nón qua Ngàn Hống, sang Trường Lưu hát ví với gái phường vải:

Trăng tà chênh chếch bóng vàng

Dừng chân thoắt nhỡ đến đàng cửa truông.

Sống cùng người dân lao động, khi làm ngư phủ đánh cá biển Nam Hải, khi theo phường đi săn thú rừng núi Hồng Sơn, là con quan tể tướng nhưng ông sống độ lượng, bình dân, chân chất, mộc mạc, có tình, có nghĩa nên được người lao động yêu mến, quý trọng. Trong bài thơ Độ Long Vĩ giang, tình cảm đó được Nguyễn Du ghi nhận và mô tả qua cảnh người dân lưu luyến tiễn đưa ông trên bến đò qua sông Long Vĩ:

Trên bến người đưa tiễn

Vì ta lệ vấn vương.

Khúc sông Lam chảy qua làng tôi rộng khoảng 1,5 km. Phù sa từ thượng nguồn hàng năm bồi đắp thành một bãi đất bằng phẳng, rộng hơn 10 mẫu, cỏ lác mọc non xanh mơn mởn. Bãi bồi là một cánh đồng hoang mà thiên nhiên ban tặng làng tôi. Từ bao đời nay, nó được dùng làm bãi chăn trâu bò của dân làng. Buổi sáng, đàn bò ung dung gặm cỏ, những con cò trắng đậu bên cạnh thỉnh thoảng lại vỗ cánh bay lên không trung rồi đáp xuống chỗ khác, tạo nên quang cảnh một vùng sông nước thơ mộng trên bãi sông Giang Đình. Lũ trẻ chăn trâu chia làm 2 phe đá bóng. Đàn trâu khoan thai gặm cỏ non trên bãi phù sa. Chơi bóng đá chán chê, đám mục đồng hè nhau tắm sông.

Dòng sông phẳng lặng, trong suốt như một chiếc gương, bóng cây cừa cổ thụ, tán sum suê, nghiêng nghiêng soi bóng nước. Những đứa trẻ nghịch ngợm mình trần trùng trục, mặc quần đùi trèo lên cây cừa rồi đứng thẳng, lấy đà lao xuống sông bơi lặn, vùng vẫy trên mặt nước. Vẫy vùng mãi cũng chán, đám trẻ thi nhau bơi ngược dòng nước chảy. Nhờ những cuộc thi như thế, lũ trẻ mục đồng làng tôi bơi lặn rất giỏi, chúng nhanh nhẹn như những con rái cá. Nhiều đứa cậy tài, bơi ra tận cọc đáy mà bà con vạn chài đóng đăng bắt cá. Có đứa còn bơi qua bờ bên kia sông Lam.

Chiều tối, mặt trời ngả về Tây sau núi Dũng Quyết, hoàng hôn buông xuống cũng là lúc mục đồng xua trâu đủng đỉnh về chuồng. Trăng trung tuần nhô lên ngọn cây đa đầu làng, ban phát sắc vàng xuống nhân gian. Đêm trên bãi sông Giang Đình dạt dào sóng nước, văng vẳng một giọng hát ru tình tứ, xao xuyến lòng người:

Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về quê mẹ mà không có đò.

Tiếng mái chèo ngư phủ rẽ nước soàn soạt, tiếng gõ đuổi cá cành cạch, đều đều suốt đêm, tiếng máy tàu ra khơi bám biển đánh bắt xa bờ… đã làm tôi không thể nào quên. Bãi sông Giang Đình quê tôi đẹp lắm! Ngày nay, trên bộ, dưới thuyền tấp nập hơn xưa. Rừng bần và sú vẹt đã phủ kín mép nước ngoài bãi sông. Đàn cò đã trở về trú ngụ, làm tổ. Đê hữu sông Lam đoạn qua bến bãi Giang Đình đã thông. Quê hương đang khởi sắc từng ngày trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Tháng 5/2015

Đọc thêm

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.