Bão giật cấp 12 đổ bộ vào Quảng Ninh

Khoảng 21 giờ ngày 16.9, bão số 3 với sức gió mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 11 - 12 đã đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh với tâm bão đi vào khu vực giữa TP.Móng Cái và H.Tiên Yên.

Bão giật cấp 12 đổ bộ vào Quảng Ninh ảnh 1
Mưa gió vần vũ dữ dội ở Vân Đồn - Quảng Ninh trong đêm qua - Ảnh: Nguyễn Tuấn - Xuân Bùi

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, so với dự báo, bão số 3 đã giảm cấp khi đổ bộ. Ông Hải cho rằng đáng ngại nhất là mưa lớn do hoàn lưu bão ở đồng bằng, trung du Bắc bộ và vùng núi phía bắc với lượng mưa cao nhất có thể từ 200 - 300 mm có thể gây úng ngập cho các đô thị. Dự báo mưa còn kéo dài đến hết đêm 17.9. Các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai là những nơi có nguy cơ cao về xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Ở TP.Móng Cái, gió bão quật gãy đổ nhiều cây cối trên đường phố, làm hư hỏng nhiều biển quảng cáo. Càng về đêm, gió bão càng thổi mạnh, mưa càng lớn hơn. Thông tin từ cơ quan chức năng lúc 22 giờ đêm qua cho biết đã ghi nhận có một số nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.

Lúc 22 giờ 30 phút, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết cơn bão số 3 đã đi qua địa phận tỉnh Quảng Ninh và tiếp tục tiến sang địa phận các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Tuy nhiên, cường độ gió bão đã giảm xuống cấp 8 và tiếp tục suy yếu.

Phan Hậu

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư, đã trực tiếp đi kiểm tra cảng Mắt Rồng (xã Lập Lễ, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng), công tác sơ tán dân tại xã Tiền Phong (H.Quảng Yên, Bắc Ninh). Từ kinh nghiệm phòng chống bão số 2, ông Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý các tỉnh vùng Đông Bắc và miền núi phía bắc cảnh giác, đề phòng có tình huống sạt lở đất và lũ quét, giảm thiểu thấp nhất về người và tài sản trong mưa lũ.

Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đã đi kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị quân đội ở Hải Phòng và Quảng Ninh phòng chống bão. Ở hai địa phương này, Bộ Quốc phòng đã chi viện, tăng cường gần 5.000 người và 500 ô tô, tàu, xuồng các loại và đưa các phương tiện đến vị trí xung yếu sẵn sàng cho các tình huống cứu nạn. Đã có khoảng 28.079 người, trong đó có trên 17.000 cán bộ, chiến sĩ và 92 tàu, 505 ô tô, 48 xe lội nước, 2 máy bay được lệnh ứng trực ứng phó với mưa bão. Trong ngày 16.9, ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã có trên 16.000 người phải sơ tán tránh bão.

Công tác ứng phó mưa sau bão cũng được nhiều tỉnh phía bắc triển khai. Tại Lào Cai, các huyện Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Yên và thị trấn Sa Pa đã rà soát dân, sẵn sàng các phương án di chuyển. Tại Bát Xát, chính quyền các xã tổ chức lực lượng canh gác tại các sông ngòi, điểm ngập úng để cảnh báo người dân. Tại Hà Giang, đã di tản trên 300 hộ dân ở vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đến nơi an toàn.

Bão giật cấp 12 đổ bộ vào Quảng Ninh ảnh 2

Ngư dân neo đậu tàu thuyền tại cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn vào cuối giờ chiều qua

Trắng đêm chống bão

Đêm qua PV Thanh Niên có mặt ở thị trấn Cái Rồng (H.Vân Đồn, Quảng Ninh) và ghi nhận mưa gió dữ dội. Từ 16 giờ chiều, toàn thị trấn đã bị mất điện, nhiều nhà dân, khách sạn phải dùng máy phát. Nhiều hãng taxi đã ngừng hoạt động. Tới 21 giờ 30, nhiều tuyến phố trong thị trấn ngập nước. Tại Trạm biên phòng Cái Rồng, lúc 21 giờ 30, ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, đã chủ trì cuộc họp khẩn. Theo ông Hoàng Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND H.Vân Đồn, đến 21 giờ 30, trên địa bàn huyện chưa có ghi nhận về thiệt hại, một phần vì các phương án di dời, sơ tán đã được triển khai triệt để. Tại Đồn biên phòng Cái Rồng, lực lượng bộ đội, công an đã túc trực ứng phó.

Bão giật cấp 12 đổ bộ vào Quảng Ninh ảnh 3
Công an Hải Phòng trực bão trong đêm qua - Ảnh: Lưu Quang Phổ

Tại Hải Phòng, lúc 22 giờ, ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND TP cho biết khu vực nội thành có gió cấp 5, cấp 6 và chưa gây ra thiệt hại lớn ngoài một số cây xanh bị đổ. Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, có gió cấp 10, cấp 11 nhưng nhờ công tác phòng chống được triển khai tốt nên chưa ghi nhận thiệt hại. Tại Q.Đồ Sơn, người dân đã sẵn sàng di dời đến nơi an toàn.

Hoãn, hủy nhiều chuyến bay

Vietnam Airlines (VNA) cho biết sau việc hủy 4 chuyến bay hôm 15.9 đến/đi Hải Phòng, hôm qua 16.9, hãng này tiếp tục hoãn, hủy hơn 10 chuyến bay do ảnh hưởng của bão. Cụ thể, VNA điều chỉnh giờ khai thác sớm hơn từ 2 - 3 tiếng với 7 chuyến bay đi/đến Hà Nội từ Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, TP.HCM, đồng thời điều chỉnh sớm hơn 35 phút với 2 chuyến bay giữa Hà Nội - Siêm Riệp. Hãng này cũng lùi thời gian khởi hành muộn hơn 1 - 3 tiếng của 4 chuyến bay đến Hà Nội từ Frankfurt, Moscow, TP.HCM. VNA cũng hủy không khai thác 6 chuyến bay đi/đến Đà Lạt từ Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

M.Hà

Theo thanhnien.com.vn

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.