Bất tiện trong chi trả an sinh qua ATM ở Hà Tĩnh, khó khăn chưa tìm được “lời giải”

(Baohatinh.vn) - Mặc dù vượt chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao ở khu vực đô thị nhưng việc chi trả an sinh tại các khu vực nông thôn ở Hà Tĩnh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được thực hiện bằng hai hình thức: chi trả qua hệ thống bưu điện, phường, xã và chi trả qua thẻ ATM. Hình thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH do cán bộ hưu trí tự quyết định.

Bất tiện trong chi trả an sinh qua ATM ở Hà Tĩnh, khó khăn chưa tìm được “lời giải”

Hiện nay, tại khu vực đô thị, tỷ lệ chi trả an sinh qua ATM đạt 35%, cao hơn 4% so với Chính phủ giao. Trong ảnh: Nhân viên Vietcombank Hà Tĩnh hướng dẫn người dân các thao tác rút tiền lương hưu qua thẻ ATM.

Với ông Nguyễn Xuân Quang - cán bộ hưu trí ở phường Nguyễn Du thì hình thức nhận lương hưu qua thẻ ATM là ưu việt hơn cả. Ông chia sẻ: "Khi tôi về hưu thì BHXH tỉnh đã có hình thức chi trả lương qua ATM và tôi cũng đã quyết định chọn hình thức tiện lợi này. Thay vì phải mang theo giấy tờ, sổ sách, phiếu lĩnh lương hưu lên phường để nhận thì tôi chỉ việc cầm chiếc thẻ nhỏ gọn ra cây ATM để rút tiền, rất tiện lợi”.

Cũng lựa chọn phương thức chi trả lương hưu qua tài khoản ATM, bà Nguyễn Thị Hồng ở phường Thạch Quý nhận thấy rất nhiều tiện ích từ hình thức này. Do bận việc kinh doanh ở chợ nên trước đây, việc đi nhận lương hàng tháng gây ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của bà. “Từ khi chọn nhận lương hưu qua thẻ ATM tôi không còn phải sắp xếp thời gian công việc mỗi kỳ nhận lương nữa. Được con cài phần mềm của ngân hàng trên điện thoại, tôi đã có thể theo dõi biến động số dư trong tài khoản và chủ động rút tiền bất cứ lúc nào” – bà Hồng chia sẻ.

Bất tiện trong chi trả an sinh qua ATM ở Hà Tĩnh, khó khăn chưa tìm được “lời giải”

Mặc dù thẻ ATM có khá nhiều tiện ích nhưng những hưu trí cao tuổi ở vùng nông thôn vẫn lựa chọn hình thức nhận lương truyền thống do không khai thác được những tiện ích đó.

Mặc dù có rất nhiều tiện ích cho cả người dân và cơ quan chi trả song số lượng người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Ông Nguyễn Xuân Quỳnh - Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, BHXH tỉnh thông tin: “Hiện nay, Hà Tĩnh có 70.874 người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (khu vực đô thị 29.639 người), trong đó, số người nhận chế độ qua thẻ ATM là 15.214 người, chiếm 21,5%, riêng khu vực khu vực đô thị 10.399 người, chiếm 35%, vượt 4% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao.

Ngoài ra, bình quân mỗi tháng có 4.000 người hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nhiệp, trong đó, nhận qua thẻ ATM là 98%; 1.200 người hưởng chế độ BHXH một lần, trong đó, nhận qua thẻ ATM là 80%; 4.500 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong đó nhận qua tài khoản ATM đạt 85%”.

Bất tiện trong chi trả an sinh qua ATM ở Hà Tĩnh, khó khăn chưa tìm được “lời giải”

Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, để giảm đi lại, tiếp xúc cho người dân khi nhận lương hưu, có thời điểm, BHXH tỉnh phối hợp với Bưu đện Hà Tĩnh tổ chức chi trả tại nhà. Ảnh tư liệu

Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản ATM đã mang lại nhiều tiện ích cho người hưởng, đảm bảo chi trả nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt là trong thời gian qua, khi dịch COVID-19 bùng phát thì việc chi trả qua tài khoản ATM giúp người hưởng chế độ hạn chế được việc đi lại, tiếp xúc... Tuy nhiên, người dân khu vực nông thôn chưa mặn mà với hình thức chi trả này do các tiện ích đi kèm thiếu đồng bộ.

Bà Nguyễn Thị Thanh ở xã Sơn Bình (huyện Hương Sơn) chia sẻ: “Tôi nghỉ hưu gần 10 năm nay, việc nhận lương hưu khá vất vả khi phải đi xa, nhất là trong thời điểm thời tiết không thuận lợi. Gần đây, tôi lại thường đi thăm con cháu ở xa nên mỗi tháng lại phải viết giấy ủy quyền nhờ hàng xóm đi nhận hộ. Tôi muốn sử dụng hình thức chi trả qua thẻ nhưng địa điểm cây ATM lại cũng khá xa nên dù có thể chủ động được thời gian thì tôi cũng vẫn phải vất vả trong đi lại”.

Theo BHXH tỉnh, câu chuyện của bà Thanh là một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa mặn mà với hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM. Số lượng cây ATM của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố; khu vực thị trấn, các xã còn hạn chế. Tại khu vực nông thôn, hầu hết các cơ sở kinh doanh cũng chưa sử dụng máy POS để người dân có thể quét thẻ thanh toán. Trong khi đó, cán bộ hưu trí hầu hết đều đã cao tuổi, gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như thao tác chuyển tiền trên điện thoại nên tính năng thanh toán các chi phí, dịch vụ công... của thẻ ATM không phát huy được.

Bất tiện trong chi trả an sinh qua ATM ở Hà Tĩnh, khó khăn chưa tìm được “lời giải”

Viên chức BHXH tư vấn để người hưởng chế độ đăng ký sử dụng hình thức chi trả qua ATM

BHXH tỉnh phấn đấu, đến năm 2025 đạt 50% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khu vực đô thị nhận chế độ qua tài khoản ATM; 99% người hưởng chế độ trợ cấp thất nhiệp, trên 90% người hưởng BHXH 1 lần, 90% người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe nhận chế độ qua tài khoản ATM.

Để nâng cao tỷ lệ người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM, BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tuyên truyền vận động, hướng dẫn người hưởng chế độ BHXH mở tài khoản ATM; tăng cường công tác an ninh, lắp đặt bổ sung cây ATM tại nơi thuận tiện cho việc đi lại của người dân; bố trí đủ lượng tiền để phục vụ người dân khi đến rút tiền, tránh tình trạng quá tải, máy hỏng hoặc thiếu tiền tại cây ATM.

Thêm vào đó, khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, BHXH 1 lần tại các trung tâm hành chính công, giao dịch 1 cửa thì viên chức BHXH sẽ tư vấn để người hưởng chế độ đăng ký sử dụng hình thức chi trả qua ATM; trường hợp người hưởng chưa có tài khoản ATM thì phối hợp với các ngân hàng để mở tài khoản cho người hưởng.

Ông Nguyễn Xuân Quỳnh - Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, BHXH tỉnh

Chủ đề Bảo hiểm xã hội

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.