Bí ẩn cái chết của tác giả "12 Years A Slave"

Các sử gia biết nơi chào đời của Solomon Northup, tác giả cuốn tự truyện 12 Years A Slave, cũng như nhiều chi tiết đời tư của ông. Tuy nhiên họ không hề biết Northup qua đời khi nào, như thế nào và thi hài ông giờ được chôn cất ở đâu.

Những câu hỏi trên hiện vẫn là một bí ẩn lớn trong chương cuối cuộc đời của Solomon Northup, một người Mỹ gốc Phi sống vào thế kỷ 19, đã bị bắt cóc rồi bị bán làm nô lệ thời kỳ trước khi xảy ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông về sau đã ra tự truyện 12 Years A Slave (12 năm làm nô lệ) và bộ phim dựa trên cuốn sách này đã đoạt 3 giải Oscar, gồm giải Phim hay nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Ra tự truyện rồi mất tích

Các giải Oscar khiến công chúng quan tâm trở lại tới câu chuyện của Northup, vốn rất ít được biết đến, kể cả tại các cộng đồng ở vùng ngoại ô New York, nơi ông sống phần lớn cuộc đời mình ở đó.

Northup sinh ngày 10/7/1807 ở khu vực hiện là Essex, thuộc thị trấn Minerva, tiểu bang New York, Mỹ. Cha ông, người là một cựu nô lệ, đã chuyển gia đình tới quận Washington và cuối cùng định cư tại ngôi làng Fort Edward, trên sông Hudson.

Northup kết hôn với Anne Hampton vào cuối những năm 1820 và vợ chồng ông sống trong một ngôi nhà có niên đại từ thế kỷ 18 ở Fort Edward. Ngôi nhà này giờ đã trở thành bảo tàng.

Nam diễn viên Chiwetel Ejiofor thủ vai Northup trong phim 12 Years A Slave đã đoạt nhiều giải Oscar
Nam diễn viên Chiwetel Ejiofor thủ vai Northup trong phim 12 Years A Slave đã đoạt nhiều giải Oscar

Northup từng làm việc trong trang trại của cha mình và lái bè gỗ trên kênh Champlain. Sau đó, Northup cùng vợ và con cái chuyển tới thị trấn Saratoga Springs, khi bà Hampton tìm được việc làm trong một khách sạn ở thị trấn này.

Năm 1841, 2 người đàn ông da trắng đã dụ dỗ ông tới thủ đô Washington, với lời hứa giúp tìm được nơi làm việc tốt hơn. Nhưng thực tế chúng đã bắt cóc và đưa ông tới New Orleans, nơi ông bị bán làm nô lệ.

Northup đã chịu đựng 12 năm làm nô lệ tại một đồn điền trồng bông ở Louisiana, trước khi một số người bạn ở Saratoga giúp giải phóng ông. Năm 1853, ông phát hành cuốn tự truyện viết về thời kỳ làm nô lệ của mình, trước khi được những người theo chủ nghĩa bãi nô hỗ trợ đi diễn thuyết về các trải nghiệm đặc biệt của bản thân.

Ông còn tham gia giúp đỡ giải phóng những người nô lệ ở vùng Đông Bắc Mỹ và Canada. Nhưng vào khoảng năm 1863, thời điểm cao trào của cuộc nội chiến Mỹ, Northup đã biến mất bí ẩn và về sau người ta không còn nghe nói đến ông. Trong bộ phim 12 Years A Slave, ở phần cuối phim cũng có nhắc tới chi tiết này: “Ngày tháng, hoàn cảnh qua đời và nơi chôn cất của Northup hiện vẫn chưa được làm rõ”.

Vô số giả thuyết

Đã có nhiều giả thuyết về cái chết của ông. Có người cho rằng ông đã bị bắt và giết trong khi đang làm công tác tình báo cho quân đội Liên bang miền Bắc. Tin khác nói rằng Northup có thể bị chuốc rượu say và bị ép trở lại đời nô lệ. Cũng có thể Northup đã chết ở một nơi nào đó mà không ai biết tới ông. Và thực tế thời kỳ tình trạng nô lệ còn phổ biến, nếu Northup có qua đời, sẽ chẳng ai bận tâm lắm tới số phận một một người Mỹ gốc Phi như ông.

Tranh vẽ chân dung Solomon Northup, tác giả cuốn tự truyện 12 Years A Slave
Tranh vẽ chân dung Solomon Northup, tác giả cuốn tự truyện 12 Years A Slave

“Có thể Northup đã lang bạt qua nhiều nơi rồi qua đời ở chỗ nào đó mà người ta không biết về ông. Hiện không có bất cứ tài liệu nào nói về (giai đoạn cuối đời) của ông” - ông David Fiske, một cựu thủ thư của Thư viện Quốc gia Mỹ và là đồng tác giả cuốn Solomon Northup: The Complete Story Of The Author Of Twelve Years A Slave (tạm dịch: Solomon Northup: Câu chuyện đầy đủ về tác giả cuốn 12 năm làm nô lệ - 2013), cho biết.

Theo Fiske, hậu duệ của Northup, cũng không có bất cứ tư liệu gì về ông. Fiske đã lần theo nhiều manh mối khác nhau để tìm hiểu xem Northup có thể được chôn cất ở đâu. Ông đi khắp các nghĩa trang của nhiều cộng đồng người sống ở ngoại ô Saratoga và những nơi liên quan khác, song đều không có kết quả. Ông cũng chẳng tìm thấy giấy chứng tử của Northup. Fiske nói rằng đây là điều bình thường ở thời kỳ trước đây, bởi phải đến những năm 1880, giấy chứng tử mới được lưu trữ một cách có hệ thống.

Đối với Rachel Seligman, một curator tại trường Đại học Skidmore, nơi tổ chức Ngày Solomon Northup thường niên vào tháng 7, bí ẩn xung quanh cái chết và nơi yên nghỉ của Northup sẽ còn khiến giới sử gia đau đầu trong thời gian dài. “Chuyện này giống như đang cố tìm đáp án cho một câu đố khó vậy” - bà Seligman nói.

Theo Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Mưa rào mùa hạ

Podcast tản văn: Mưa rào mùa hạ

Kỷ niệm tuổi thơ luôn sâu lắng, ngọt ngào để ai đi xa cũng muốn trở về, muốn được sống lại những ngày xưa yêu dấu...
Khi di tích kết nối công nghệ

Khi di tích kết nối công nghệ

Ứng dụng công nghệ để quảng bá di tích, cách làm này tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang mở ra hướng tiếp cận mới, sinh động hơn, gần gũi hơn với du khách – đặc biệt là giới trẻ.