Bi hài 2,4km đường “đợi” 1 bản cống qua mương dẫn nước suốt 3 năm

(Baohatinh.vn) - Thiếu mỗi chiếc cống bản qua mương dẫn nước khiến tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) chưa thể hoàn thành suốt 3 năm nay.

Bi hài 2,4km đường “đợi” 1 bản cống qua mương dẫn nước suốt 3 năm

Điểm nối cả tuyến đường mới là cây cầu cũ chật hẹp.

Tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) ở xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được xây dựng vào tháng 11/2015 với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng NTM, cùng sự hỗ trợ ngân sách và huy động các nguốn vốn hợp pháp khác. Công trình do UBND xã Thuần Thiện làm chủ đầu tư.

Tuyến đường có chiều dài 2,4km, mặt đường rộng 3,5 m (chạy song song với kênh N16), nối từ Tỉnh lộ 7 đến Quốc lộ 281. Theo thiết kế được phê duyệt, các công trình trên tuyến sẽ được xây dựng mới gồm: 11 cống thoát nước ngang, 1 cầu bản và 2 tấm đan (mỗi tấm dài 3m, rộng 3,75m) bắc qua mương thủy lợi. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm (2015 - 2017).

Đến cuối năm 2017, công trình cơ bản hoàn thành, nhưng đã bị “tắc” gần 3 năm nay.

Ông Phan Văn Nam - Giám đốc Cty CP Đầu tư & Xây dựng 468 (đơn vị thi công, đóng tại TX Hồng Lĩnh) cho biết, nguyên nhân là vì trong quá trình đơn vị đang thi công tuyến đường thì Sở GTVT Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật và phát hiện việc đặt 2 tấm đan bắc qua mương không đảm bảo nên yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn thiết kế điều chỉnh lại, thay 2 tấm đan bằng một cống bản nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Bi hài 2,4km đường “đợi” 1 bản cống qua mương dẫn nước suốt 3 năm

Đoạn đường nối vào cầu hẹp, lại cua gấp khúc khuỷu tay nên rất khó đi lại, đặc biệt là những lúc vận chuyển bằng xe kéo, xe cải tiến.

“Đã nhiều lần đơn vị thi công hối thúc chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế bổ sung kịp thời hồ sơ theo yêu cầu của Sở GTVT để nhà thầu tiếp tục xây dựng nhằm hoàn thiện tuyến đường nhưng cả 2 đơn vị này vẫn chưa làm. Do vậy, tuyến đường vẫn chưa được nghiệm thu, kinh phí chưa được giải ngân hết nên nhà thầu gặp nhiều khó khăn”, ông Phan Văn Nam nói thêm.

Bi hài 2,4km đường “đợi” 1 bản cống qua mương dẫn nước suốt 3 năm

Nhiều người đi xe ô tô phải lùi lại giữa chừng do cầu cũ bắc qua mương quá hẹp.

“Nhiều người đi xe ô tô từ Tỉnh lộ 7 rồi rẽ theo con đường này sang Quốc lộ 281 để lên hướng các xã Tân Lộc, Hồng Lộc… đều phải lùi lại giữa chừng vì cầu cũ bắc qua mương quá hẹp nên không thể qua. Ban ngày xe lùi còn dễ dàng nhưng vào ban đêm thì rất khó khăn vì dọc tuyến đường một bên là mương nước, một bên là bờ ruộng”, một người dân địa phương cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Chính, người dân thôn Phúc Sơn phàn nàn: “Đường mới đã thành hình nhưng vẫn phải đi qua cây cầu cũ quá hẹp, hai bên cầu không có lan can. Ngoài ra, đoạn đường nối vào cầu lại cua gấp khúc khuỷu tay nên rất khó đi lại, đặc biệt là vào ngày mùa, phải vận chuyển vật tư, sản phẩm bằng xe kéo, xe cải tiến… ”.

Bi hài 2,4km đường “đợi” 1 bản cống qua mương dẫn nước suốt 3 năm

Người tham gia giao thông rất dễ bị ngã xuống mương nước khi qua đoạn đường này.

Ông Trần Viết Dũng - Giám đốc Cty CP tư vấn Xây dựng và Thương mại 168 (đơn vị tiến hành khảo sát, thiết kế tuyến đường) cho biết, hiện không thể điều chỉnh hồ sơ bổ sung vì công trình đã được xây dựng khá lâu.

“Tuyến đường chưa được hoàn thiện, chính quyền địa phương cũng rất “đau đầu”. Trong những lần tiếp xúc cử tri, bà con đều có ý kiến, đề xuất. Lỗi để công trình dang dở trước hết thuộc về chính quyền địa phương đã không kịp thời bổ sung hồ sơ điều chỉnh thiết kế ngay khi Sở GTVT yêu cầu. Nay thì đã quá lâu nên rất khó khăn trong thực hiện”, ông Lê Sỹ Thái - Chủ tịch UBND xã Thuần Thiện thừa nhận.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.