Bi kịch từ việc cầm lái sau cuộc rượu

(Baohatinh.vn) - “Giá như sau cuộc rượu đêm ấy bị cáo chỉ ở nhà, giá như bị cáo ý thức được hành vi sai trái của mình thay vì tự nhủ “không sao đâu”... có lẽ mọi việc đã khác... - Phạm Bá Khánh (SN 1994, trú thôn Trung Sơn, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chua chát.

Bi kịch từ việc cầm lái sau cuộc rượu

Ngày 21/6, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Bá Khánh về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Thế nhưng, Phạm Bá Khánh hiểu rằng, 2 từ “giá như” chẳng hề tồn tại. Giờ đây, bị cáo đang đối mặt bao với ngổn ngang suy nghĩ về mất mát không thể bù đắp đối với hành vi đã gây ra.

Khoảng 21h50’ ngày 21/8/2021, sau khi uống rượu tại nhà mình, Khánh điều khiển xe mô tô chở theo anh N.V.L. (trú xã Hồng Lộc, cả 2 không đội mũ bảo hiểm) đi theo tuyến đường liên xã từ Hồng Lộc lên Tùng Lộc (Can Lộc). Khi đến địa phận thôn Liên Tài Năng (xã Tùng Lộc), do thiếu quan sát, không làm chủ tốc độ nên Khánh đã đâm vào dải đất đổ bên lề đường (do công trình lắp đặt ống cấp thoát nước của xã đang thi công) khiến cả xe và người đều bị ngã.

Dù biết anh L. đã bị thương nằm trên đường nhưng do nhìn thấy xe của lực lượng công an tuần tra nên Khánh điều khiển xe bỏ chạy khỏi hiện trường. Mặc dù vậy, ngay sau đó Khánh đã bị tổ tuần tra Công an huyện Can Lộc bắt giữ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định nồng độ cồn trong máu của Khánh là 0,449 mg/l khí thở. Về phía anh N.V.L., sau khi bị tai nạn được đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhưng đã tử vong vào ngày 22/8/2021 do chấn thương sọ não.

Bi kịch từ việc cầm lái sau cuộc rượu

Kiểm sát viên phát biểu quan điểm tại phiên xử.

Ngày 22/2/2022, Tòa án nhân dân huyện Can Lộc tuyên phạt Phạm Bá Khánh 24 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo đã viết đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Khánh trầm ngâm: “Bố bị cáo bị tai biến, mẹ thường xuyên ốm đau, vợ không có việc làm trong khi hiện tại bị cáo là trụ cột về tinh thần lẫn kinh tế của gia đình…”Nhắc lại quá trình phạm tội của bản thân, ánh mắt Khánh như mờ đi vì ân hận. Hơn lúc nào hết, bị cáo thấm thía sâu sắc về tác hại và hệ lụy đau lòng của việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Chỉ vì suy nghĩ giản đơn của bản thân, vì thiếu trách nhiệm với xã hội, hành vi ấy đã biến bị cáo trở thành người phạm tội. Đau lòng hơn cả, Khánh đã khiến một gia đình khác vĩnh viễn không bao giờ trọn vẹn.

Bi kịch từ việc cầm lái sau cuộc rượu

HĐXX tuyên án bị cáo mức án 18 tháng tù giam

Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, hành vi của Phạm Bá Khánh gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm tới tính mạng của người khác. Bị cáo điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 0,25 mg/l khí thở.Sau khi gây tai nạn, bị cáo trốn tránh trách nhiệm, không cứu giúp người bị nạn và hậu quả để lại cho gia đình nạn nhân là rất lớn. Do đó, cần phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian mới đủ tính răn đe.

Tuy nhiên, xét thấy, phía người nhà nạn nhân có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, đồng thời, chính quyền địa phương cũng đã xác nhận hoàn cảnh khó khăn nên đây là cơ sở để HĐXX xem xét, giảm nhẹ một phần hình phạt, tạo điều kiện cho bị cáo sớm hòa nhập cộng đồng.Từ những lập luận nói trên, HĐXX đã tuyên phạt Phạm Bá Khánh 18 tháng tù giam. Phiên tòa cũng là lời cảnh tỉnh đối với những tài xế ngồi sau tay lái sau khi đã tàn cuộc nhậu.

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.