Bất ngờ với bí quyết "trường thọ" của người Nhật
Ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản) có một ngôi làng rất nổi tiếng. Người dân ở đây có tỷ lệ sống thọ cao, đó là làng Ogimi. Năm 1996, làng Ogimi đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là ngôi làng trường thọ nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2020, cứ khoảng 3.000 người ở làng Ogimi trên đảo Okinawa thì có 15 người đã sống qua 100 tuổi và 170 người đang ở độ tuổi 90.
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt là một trong các bí quyết giúp người dân làng Ogimi sống lâu, có tuổi thọ trung bình cao. Họ cho rằng các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, muối... là nguyên nhân gây nên các bệnh mãn tính và tình trạng lão hóa nhanh. Đặc biệt, họ duy trì thói quen uống trà mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ.
Họ cũng ưu tiên các thực phẩm truyền thống của địa phương như khoai lang, mướp đắng, đậu nành, rong biển, rau lá xanh và các loại hoa quả tự trồng. Những thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và căng thẳng.
Bí mật trường thọ, phòng ung thư của mướp đắng
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học Nhật Bản, mướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là ăn nhiều mướp đắng, uống trà mướp đắng và uống nước mướp đắng.
Mướp đắng có tác dụng phòng chống và giải say nắng, đồng thời còn là thức ăn rất tốt để giảm đường trong máu.
Trà mướp đắng được y học hiện đại chứng minh là đồ uống có lợi nhất cho việc hấp thụ của cơ thể, có thể phát huy được đến 80% thành phần dinh dưỡng, cách làm trà mướp đắng cũng rất đơn giản.
Mướp đắng là món ăn quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Bên cạnh vai trò quan trọng trong căn bếp, mướp đắng từ lâu đã được sử dụng như một loại thực phẩm thuốc, với khả năng hạ nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, rôm sảy, hỗ trợ điều trị tiểu đường, thậm chí là phòng chống ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Colorado đã chỉ ra rằng, hoạt chất trong mướp đắng có khả năng ức chế sự sản sinh của các tế bào ung thư. Thậm chí, loại quả này còn khiến các tế bào này rơi vào trạng thái “tự sát”.
Theo giải thích của nhóm tác giả, mướp đắng chặn đứng nguồn cung cấp đường glucose đến các tế bào ung thư, đây vốn là nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển cũng như quá trình nhân đôi của chúng.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã chứng minh khả năng chống ung thư của mướp đắng.
Theo đó, trong thí nghiệm sử dụng dịch chiết mướp đắng để trị ung thư, nhóm tác giả ghi nhận được rằng, dịch chiết đã tương tác với các phân tử đóng nhiệm vụ vận chuyển đường và chất béo đi khắp cơ thể. Ức chế những phân tử này cũng đồng nghĩa ức chế được quá trình “vỗ béo” tế bào ung thư và thúc đẩy sự phát triển của chúng.
Khả năng này của dịch chiết mướp đắng được ghi nhận ở nhiều loại tế bào ung thư, bao gồm: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ.
Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C cao, mướp đắng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do, vốn là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa và các bệnh mạn tính trong đó có ung thư.
Một nghiên cứu khoa học khác được thực hiện bởi nhóm tác giả đến từ Đại học Saint Louis, Bang Missouri, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, loại quả này có khả năng ức chế hữu hiệu sự phát triển của khối u ác tính, cũng như ngăn ngừa các tế bào ung thư xâm lấn. Phát hiện này đã một lần nữa khẳng định cũng như làm rõ hơn đặc tính chống ung thư của mướp đắng.
Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư người Ấn Độ Ratna Ray cùng các sinh viên của mình. Kết quả được xây dựng dựa trên các thí nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm và trên chuột.
Trước tiên, nhóm của GS Ratna Ray đã sử dụng chiết xuất mướp đắng để thử xử lý nhiều loại tế bào ung thư, bao gồm: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ.
“Kết quả thử nghiệm bước đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy: Dịch chiết mướp đắng có thể chặn đứng sự nhân đôi của các tế bào này, từ đó cho thấy hiệu quả của mướp đắng trong việc ngăn ngừa sự xâm lấn của ung thư.”, GS Ratna Ray cho biết.
Ở bước tiếp theo, khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, dịch chiết mướp đắng thể hiện khả năng thu hẹp kích cỡ của ung thư lưỡi.
Nhằm tìm hiểu cơ chế chống ung thư của mướp đắng, nhóm tác giả cũng tiến hành thêm một thí nghiệm khác, với việc cho dịch chiết mướp đắng tương tác với khối u ở miệng và lưỡi. Qua thí nghiệm này, họ ghi nhận được rằng, dịch chiết đã tương tác với các phân tử đóng nhiệm vụ vận chuyển đường và chất béo đi khắp cơ thể, đồng nghĩa với việc những phân tử này cũng sẽ tham gia vào quá trình vỗ béo tế bào ung thư và thúc đẩy sự phát triển của chúng.