Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng dự.
Triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Thạch Hà có 15 xã thuộc diện sáp nhập. Huyện đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá cán bộ theo quy trình như: Cung cấp, niêm yết thông tin của cán bộ, công chức; khảo sát nguyện vọng cá nhân; tổ chức lấy phiếu đánh giá, nhân sự; tổng hợp, phân tích thông tin và đề xuất phương án nhân sự.
Phó Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà Nguyễn Phùng Lưu cho rằng cần có định hướng để những cán bộ trẻ đủ năng lực, trình độ có điều kiện phấn đấu, cống hiến.
Đặc biệt, Thạch Hà đã thực hiện bước 1 theo Kết luận 144 của BTV Tỉnh ủy, theo đó đã thực hiện phương án thành lập Đảng bộ mới, phương án chuyển giao tổ chức Đảng và đảng viên của 6 xã mới, phương án nhân sự các xã: Việt Tiến, Nam Điền.
Riêng đối với xã Nam Điền, huyện đã thực hiện xong bước 2: thống nhất phương án ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra đảng ủy và giới thiệu phương án nhân sự cụ thể các chức danh, từng bước hoàn thiện nội dung để tiếp tục thực hiện quy trình bước 3.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa giải trình một số vấn đề về sắp xếp bộ máy được các đại biểu quan tâm.
Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về chủ trương, định hướng sắp xếp tổ chức, bộ máy đơn vị hành chính cấp xã; thực hiện đầy đủ, nhuần nhuyễn quy trình nhân sự với 2 cặp xã làm điểm và các xã còn lại; bố trí cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức dôi dư nghỉ việc; tiến hành các thủ tục công bố thành lập Đảng bộ, bộ máy mới vào đầu tháng 1/2020.
Phó Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà Nguyễn Lương Lĩnh khẳng định huyện đã làm tốt khâu tuyên truyền, tổ chức kiểm điểm, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở xã. Việc lấy phiếu tín nhiệu ở nơi công tác và ở nơi cư trú được thực hiện nghiêm túc.
Tại cuộc họp, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Hà cũng thông tin về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, phương án thành lập đảng bộ mới, phương án nhân sự; đồng thời phân tích, làm rõ những khó khăn trong thực hiện việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau sáp nhập, từ đó kiến nghị, đề xuất một số nội dung liên quan nhằm xây dựng bộ máy xã mới tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất , năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Ban Thường vụ Huyện ủy bỏ phiếu thống nhất cơ cấu số lượng Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy xã Việt Tiến; bỏ phiếu giới thiệu chức danh cán bộ xã Việt Tiến. Đảng bộ xã Việt Tiến (sáp nhập từ 3 Đảng bộ Phù Việt, Việt Xuyên, Thạch Tiến) có 26 chi bộ, 746 đảng viên.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng: “Thống nhất lại trong 4 bước, các bước đầu thống nhất về mặt chủ trương, tiếp đến là thống nhất về số lượng, cơ cấu và cuối cùng là phải có báo cáo đầy đủ trước khi lấy phiếu”.
Các đại biểu cũng đưa ra đề xuất, đối với 36 cán bộ xã dự kiến xuống làm bán chuyên trách, nếu hết nhiệm kỳ đại hội các đoàn thể vẫn đủ điều kiện tái cử, cần xem xét có chính sách để tiếp tục được hưởng lương; công chức trước mắt bố trí số lượng theo Nghị định 34 giai đoạn 2019-2021; Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có hướng dẫn riêng về việc chuẩn bị đại hội Đảng đối với những xã mới sau sáp nhập...
Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn ghi nhận kết quả bước đầu của huyện Thạch Hà trong thực hiện Kết luận 144 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhất là đối với việc rà soát, đánh giá cán bộ; bước 2 được thực hiện bài bản, đúng quy trình, quy định của trung ương, của tỉnh; thảo luận kỹ lưỡng, dân chủ và có phương án mở từ nhập xã.
Bí thư Tỉnh ủy cũng cho rằng, về cơ cấu cán bộ vẫn chưa được bàn bạc kỹ, vì vậy, cần phân tích, bàn bạc để tiếp tục thống nhất trong phương án chỉ đạo.