Biện chứng của niềm tin

(Baohatinh.vn) - Lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, trong suốt 92 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã minh chứng đường lối đúng đắn, khoa học và cách mạng. Mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là cơ sở để toàn dân dành niềm tin son sắt với Đảng.

Đảng ta Mác - Lê-nin vĩ đại

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hệ thống quan điểm và học thuyết mang tính khoa học, cách mạng do Các Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập, sau này được Lê-nin kế thừa, phát triển lên thành những giá trị tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại về giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng Nhân dân lao động và giải phóng con người.

Biện chứng của niềm tin

Các Mác, Ph. Ăng-ghen và Lê-nin - 3 người thầy lớn của cách mạng Việt Nam. Ảnh: internet

Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được bản: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”. Người đã tìm tòi nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và xác định: Muốn lãnh đạo được toàn dân đánh đổ thực dân, phong kiến, trước hết phải thành lập một chính Đảng của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động.

Ngày 3/2/1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hương Cảng - Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là mốc son đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam, bước ngoặt quan trọng của lịch sử. Đảng ta ra đời trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Biện chứng của niềm tin

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hương Cảng - Trung Quốc. Tranh: Phan Kế An

Ngay sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân làm nên cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, cao trào cách mạng 1936-1939, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ chế độ thực dân phong kiến năm 1945. Ngày 2/9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Qua hai cuộc trường chinh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, toàn thể Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, sẵn sàng hy sinh xương máu, của cải để giành độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất non sông.

Biện chứng của niềm tin

Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân làm nên cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Tranh cổ động từ internet

Từ điểm nhìn của năm 2022, sau gần 2 năm Việt Nam trải qua cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, thêm một giai đoạn “lửa thử vàng” với toàn Đảng, toàn dân ta; thêm một lần nữa khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ để Việt Nam nhanh chóng phục hồi kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Những ngày này, đi đâu trên khắp đất nước Việt Nam, chúng tôi đều được nghe các tầng lớp nhân dân bày tỏ của sự đồng tình, phấn khởi và tin tưởng với Đảng, Nhà nước.

Ai có thể chọn thay Việt Nam con đường đi của mình

Thời gian qua, các thế lực thù địch trong nước, trên thế giới đang tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Chúng đưa ra nhiều luận điệu để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ lãnh tụ, đòi đa nguyên đa đảng, trắng trợn đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp.

Tận dụng những tính năng của công nghệ thông tin, mạng xã hội, lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, chúng đưa tin giả, gây nhiễu loạn thông tin, làm quần chúng nhân dân hoang mang. Chúng cũng lợi dụng dân chủ, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “thổi phồng” những hạn chế, cố tình “làm ngơ” trước những thành quả mà Việt Nam đạt được và đã được thế giới ghi nhận. Nghiêm trọng hơn, chúng phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chủ nghĩa cộng sản và phản đối Việt Nam đi theo con đường CNXH. Mục tiêu của các thế lực thù địch, các đảng phái phản động hướng tới là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Chính phủ Việt Nam.

Biện chứng của niềm tin

Con đường Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn là độc lập dân tộc và CNXH. Con đường ấy, Việt Nam đã đi suốt hơn 9 thập kỷ qua và cho đến hôm nay vẫn mãi sáng ngời. Ảnh Internet

Nhưng, chúng đã quên một nguyên lý ngàn đời: mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có quyền lựa chọn con đường đi của mình, cũng như mỗi con người có quyền tự lựa chọn cách để làm cho mình hạnh phúc. Việt Nam cũng vậy, con đường Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn là độc lập dân tộc và CNXH. Con đường ấy, Việt Nam đã đi suốt hơn 9 thập kỷ qua và cho đến hôm nay vẫn mãi sáng ngời.

Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích: “Mặc dù trên thế giới, CNXH hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước XHCN không còn, phong trào XHCN lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và Nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Biện chứng của niềm tin

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên CNXH là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.

Lòng dân với Đảng - biện chứng của niềm tin

Một đảng luôn lấy tự do, hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu lý tưởng và vì mục tiêu ấy, hàng triệu đảng viên trong chiến tranh đã không sợ tù đày, hy sinh, trong thời bình không ngại gian khổ, khó khăn, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, làm sao có thể dễ dàng bị Nhân dân từ bỏ? Ai có thể làm thay việc của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam đã và đang làm hiện nay?

Biện chứng của niềm tin

Xung kích, hết mình cho các phong trào, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, tuổi trẻ Hà Tĩnh đang thắp lửa nhiệt huyết, phát huy tinh thần trách nhiệm của người thanh niên thời đại mới, làm đẹp thêm hình ảnh màu áo xanh gần gũi, thân thương.

Tính từ năm 1979 đến nay, chúng ta đã có hơn 4 thập kỷ lặng im tiếng súng, Nhân dân được yên ổn để làm ăn, xây dựng đời sống mới. Từ một nước thu nhập thấp, kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, có thể tham gia vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2025.

Chính trị ổn định, kinh tế từng bước tăng trưởng, văn hóa - xã hội phát triển, QP-AN được giữ vững, đó là những giá trị vô cùng lớn lao, phải đổi bằng xương máu và mồ hôi của rất nhiều thế hệ mà chỉ ai đang sống trong những đất nước nhiều biến động mới thấm thía hết. “Ăn quả nhớ người trồng cây”, Nhân dân Việt Nam một lòng tin yêu Đảng. Đó là niềm tin có cơ sở, rất biện chứng.

Tham nhũng, quan liêu chỉ diễn ra với một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức quyền bị suy thoái đạo đức. Còn lại, biết bao cán bộ, đảng viên trên khắp mọi miền đất nước vẫn đang ngày đêm tận tụy cống hiến cho công cuộc phát triển của đất nước. Tai và mắt của Nhân dân nghe thấy, nhìn thấy tất cả. Nhân dân có đủ tâm và trí để cùng Đảng đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ sự trong sạch của Đảng, để Đảng trọn vẹn niềm tin trong Nhân dân.

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).