(Baohatinh.vn) - Thời gian nghỉ lễ năm nay khá dài cộng với thời tiết nắng nóng nên đông đảo du khách đã lựa chọn bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là điểm đến.
Bãi biển Kỳ Xuân có chiều dài khoảng 13 km, hình vòng cung. Biển Kỳ Xuân hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hoà hợp giữa núi non và biển cả; có nhiều hải sản ngon như: tôm hùm, cua đá (cụp), các loại ốc, mực, cá...
Bãi biển Kỳ Xuân còn mang vẻ đẹp hoang sơ.
Dịp nghỉ lễ năm nay, thời tiết nắng nóng nên rất nhiều du khách đã về Kỳ Xuân để vui chơi, tắm biển, thưởng thức hải sản.
Để đáp ứng các hoạt động vui chơi của du khách, chính quyền địa phương, các cơ sở dịch vụ ở Kỳ Xuân đã có sự chuẩn bị khá chu đáo.
Bãi biển Kỳ Xuân sạch, nước trong xanh, thu hút đông đảo du khách tắm biển.
Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân Nguyễn Đình Hào cho hay: "Để chuẩn bị cho mùa du dịch biển năm nay, xã đã huy động hội viên của các tổ chức đoàn thể, người dân tổ chức các đợt ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, phát quang hành lang các tuyến đường đi về biển... Đồng thời, lập đoàn đi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu niêm yết giá các mặt hàng ở tất cả các quán kinh doanh.
Bên cạnh đó, để không khí đón chào mùa du lịch sôi động, chúng tôi cũng đã tổ chức hội thi ẩm thực và trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống; các hoạt động thi đấu thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, kéo co...".
Chính quyền địa phương tổ chức hội thi ẩm thực và trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của huyện Kỳ Anh. Nhà hàng ở Kỳ Xuân chuẩn bị nhiều loại hải sản tươi, ngon để phục vụ thực khách.
Để thu hút du khách, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, nơi lưu trú ở Kỳ Xuân cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo.
Anh Nguyễn Văn Hồi- quản lý C-Resort Kỳ Xuân cho biết: “Chúng tôi đã có sự chuẩn bị khá chu đáo từ phòng ốc và các dịch vụ ăn uống, giải trí khác. Du khách đã đặt kín 54/54 phòng ở C-Resrort trong các ngày lễ để nghĩ dưỡng”.
Những chiếc lều xinh xắn trên bãi biển Kỳ Xuân.
Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh cũng đã tu sửa, tân trang lại các quán, thay biển báo, tạo các điểm check-in.... để đón chào du khách.
Chị Bùi Thị Hường - chủ quán Hường Dân cho hay: “Để chuẩn bị cho mùa du lịch biển, chúng tôi đã huy động nhân lực để tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất hàng quán khang trang hơn; làm thêm điểm check-in, lều trại cho du khách ở lại bãi biển.…
Bãi biển Kỳ Xuân là nơi check-in lý tưởng.
Dịp lễ 30/4 năm nay, anh Nguyễn Mạnh Thành (Lạng Sơn) cùng cả gia đình đi vào Quảng Trị, trên đường đi đã ghé vào Kỳ Xuân thưởng thức hải sản. Anh Thành cho hay: “Năm nay ngày nghỉ dài nên chúng tôi quyết định đưa cả gia đình đi chơi xa. Từ ngoài Bắc vào đến Nghệ An và đi theo đường ven biển vào Hà Tĩnh rất thuận lợi, phong cảnh rất đẹp. Chúng tôi chọn ở Kỳ Xuân để tắm biển, thưởng thức hải sản. Các món ăn ở đây ngon, giá cả phải chăng”.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Từ vùng đất nghèo khó của xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bắt tay xây dựng NTM, thôn Lai Lộc gặp không ít khó khăn. Vậy nhưng, nhờ biết khai thác lợi thế của địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, cán bộ và Nhân dân Lai Lộc đã cùng nhau xây dựng thành công khu dân cư kiểu mẫu.
Không xô bồ, không náo nhiệt, biển Hà Tĩnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Nơi chỉ có sóng, cát, đá và bầu trời xanh thẳm - những điều giản dị mà đẹp đến nao lòng.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Với hệ thống hồ bơi đa dạng, nguồn nước suối tự nhiên mát lành, nhiều trò chơi dưới nước thú vị, KDL sinh thái Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) là điểm trải nghiệm tuyệt vời trong ngày hè nắng nóng.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.
Thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà,Hà Tĩnh) là vùng quê có nghề muối nổi tiếng. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.
Dù có nhiều cơ hội thể hiện tài năng trên các sân khấu âm nhạc “thời thượng” hay ổn định với công việc chuyên môn, nhiều người trẻ Hà Tĩnh vẫn chọn gắn bó với dân ca ví, giặm để lan tỏa câu hò, điệu ví quê hương.