Biệt tài vận dụng thành ngữ và cổ thi của Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Theo thống kê của chúng tôi, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ, châm ngôn khoảng 180 lần. Có những đoạn thơ, Đại thi hào cho thành ngữ, châm ngôn xuất hiện gần như liên tục trong các câu thơ.

Biệt tài vận dụng thành ngữ và cổ thi của Nguyễn Du ảnh 1

Minh họa của Huy Tùng

Ví như đoạn nói về ý nghĩ của Hoạn Thư: Làm cho trông thấy nhãn tiền/Cho người thăm ván bán thuyền biết tay/Nỗi lòng kín chẳng ai hay/Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.

Trong 4 câu lục bát này có 3 thành ngữ được nhắc đến: trông thấy nhãn tiền, thăm ván bán thuyền và gió thổi ngoài tai. Hay như 4 câu thơ: Nghĩ đà bưng kín miệng bình/Nào ai có khảo mà mình lại xưng/Những là e ấp dùng dằng/Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi, cũng có 3 thành ngữ: kín như hũ nút (kín như bưng), không khảo mà xưng, rút dây động rừng…

Cách sử dụng thành ngữ, châm ngôn của cụ cũng rất linh hoạt. Phần lớn thành ngữ được giữ nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ tự nhiên, như mạt cưa mướp đắng trong Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường; một cốt, một đồng trong “Lạ gì một cốt một đồng xưa nay”; cá chậu, chim lồng trong Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi; một hội, một thuyền trong Cùng người một hội một thuyền đâu xa; ăn xổi, ở thì trong “Phải điều ăn xổi, ở thì… Nhưng không ít câu thành ngữ được biến báo, giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt trong Truyện Kiều. Ví dụ: chật như nêm (Trong nhà người chật một lần như nêm); giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); trong ấm, ngoài êm (Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm); gió thổi ngoài tai (Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài); kẻ cắp gặp bà già (Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau)...

Một số lớn thành ngữ trong Truyện Kiều là mỗi câu gồm 4 từ, thường chia thành 2 nửa đối xứng nhau, diễn tả được một ý nào đó. Ví dụ: thân gái, dặm trường; gìn vàng, giữ ngọc; nước đục, bụi trong; thay bậc, đổi ngôi; lỡ một, lầm hai; tháo cũi, sổ lồng; nhắm mắt, đưa chân; liễu chán, hoa chê; bướm lả, ong lơi; một tỉnh, mười mê; kết tóc, xe tơ… Với nhữnh thành ngữ loại này, chúng ta thật khó xác định được rằng, những thành ngữ nào có sẵn từ trước, những thành ngữ nào sinh ra từ Truyện Kiều?

Đối với các thành ngữ chữ Hán, có một số câu tác giả Truyện Kiều để nguyên văn, nhưng tìm cách đưa đẩy, dắt dẫn để cho ngay cả những người không biết tiếng Hán, khi chưa đọc chú thích, cũng sơ bộ hiểu được nội dung thành ngữ ấy: Lạ gì “bỉ sắc tư phong”/Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Hay: Nàng rằng: “thiên tải nhất thì”/Cố nhân dễ đã mấy khi bàn hoàn… thì câu Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen giúp người ta hiểu sơ bộ nghĩa bỉ sắc tư phong là được điều này, mất điều kia; hay: Cố nhân dễ đã mấy khi bàn hoàn giúp hiểu nghĩa thiên tải nhất thì” là rất hiếm khi, ngàn năm có một…

Nhưng trong nhiều trường hợp, Nguyễn Du đã diễn Nôm thành ngữ chữ Hán thành một vài câu thơ thuần Việt, rất nhuần nhuyễn và dễ hiểu. Ví như muốn nói Thúy Kiều vì đã từng ở lầu xanh rồi nên rất sợ những gì tương tự, Nguyễn Du dùng thành ngữ “Kinh cung chi điểu” nhưng được Việt hóa: Thiếp như con én lạc đàn/Phải cung rày đã sợ làn cây cong.

Chỉ những thành ngữ chữ Hán tương đối thông dụng thì Nguyễn Du mới để nguyên, như động địa, kinh thiên; nhân định thắng thiên; bình địa ba đào; quốc sắc, thiên tài; ngộ biến tùng quyền... với cách dắt dẫn tự nhiên và dễ hiểu.

Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ dân gian, khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du không ít lần chuyển tải những câu cổ thi vào tác phẩm của mình. Ví như 2 câu thơ nói lên tâm trạng của chàng Kim sau 6 tháng về hộ tang chú ở Liêu Dương, trở lại vườn Thúy không gặp được Thúy Kiều: Trước sau nào thấy bóng người/Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Bạn đọc bao thế hệ không ai không biết cái ý này rút từ 2 câu cuối trong bài tứ tuyệt của Thôi Hộ đời Đường: Khứ niên kim nhật thử môn trung/Nhân diện đào hoa tương ánh hồng/Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Ngày này năm trước, trong cửa này/ Mặt người và hoa đào phản chiếu ánh hồng lên nhau/ Mặt người không biết nay ở đâu/ Hoa đào năm cũ cười gió đông). Cụ đã sử dụng câu cổ thi cho hợp với cảnh tình của nhân vật Kim Trọng. Bởi thế, cụ không dùng nhân diện (mặt người) mà chuyển thành bóng người, vì nhân diện hợp với kỷ niệm của Thôi Hộ hơn là Kim Trọng.

Có khi đưa cổ thi vào Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng câu thơ lên một tầm mới, hay hơn ý thơ đã có. Ví như 2 câu tả cảnh trăng trong cuộc chia ly của Thúc Sinh và Thúy Kiều: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Ai cũng biết rằng, ý trong 2 câu thơ này đi từ câu cổ thi: Thùy bả kim bôi phân lưỡng đoạn/Bán trầm thủy để, bán phù không (Ai cầm chén vàng chia ra hai nửa/ Nửa chìm đáy nước, nửa trôi trên không).

Nhìn nửa vầng trăng trên trời, nửa vầng trăng dưới nước mà hỏi ai xẻ vầng trăng ra làm đôi, là một ý thơ hay, bất ngờ do sự quan sát và phát hiện. Nhưng dù sao, đây là câu thơ viết bằng cái nhìn, đơn thuần tả cảnh thiên nhiên. Đem Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường mà so với Nửa chìm đáy nước, nửa trôi trên không, ta thấy rằng, Nguyễn Du đã biến câu thơ tả cảnh có thể nhìn bằng mắt thành câu thơ tả tình đặc sắc nói về sự chia phôi. Người chia ly rồi, vầng trăng tưởng như cũng chia thành hai nửa, một nửa theo Kiều về nơi gối chiếc, một nửa theo Thúc Sinh chốn dặm trường, thì sự chia đôi vầng trăng đó mới thật kỳ diệu và khó phát hiện hơn nhiều so với sự chia đôi đơn thuần tính chất vật lý trong câu cổ thi.

Trong Truyện Kiều, những câu thơ xuất phát từ cổ thi, vận dụng cổ thi còn nhiều, như tả tiếng đàn, tả cảnh mùa xuân… Và trong từng câu cụ thể, ta đều thấy được biệt tài của Đại thi hào khi sử dụng cổ thi cũng như thành ngữ dân gian khi sáng tác Truyện Kiều.

Đọc thêm

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.