2017 – Năm khó khăn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh

Theo công ty tư vấn rủi ro Control Risks, sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là hai trong nhiều nguyên nhân khiến năm 2017 trở thành năm khó khăn bậc nhất cho lãnh đạo của các doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên của Control Risks chỉ ra 6 rủi ro chính các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong năm 2017.

Kết quả bỏ phiếu bất ngờ tại Mỹ và Anh khiến sự cân bằng của thế giới lung lay và biến năm 2017 trở thành năm khó khăn nhất cho các doanh nghiệp kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991.

Giám đốc điều hành Richard Fenning cho biết các chất xúc tác của doanh nghiệp toàn cầu, như ổn định địa chính trị, tự do thương mại và dân chủ, đều đang xói mòn. Mối quan hệ thương mại giữa chính phủ, khu vực tư nhân và tác nhân quốc tế đang ngày càng phức tạp.

2017  nam kho khan nhat tu thoi chien tranh lanh

Bản đồ rủi ro năm 2017. Màu càng đậm càng nhiều rủi ro

6 rủi ro chính với doanh nghiệp trong năm 2017 bao gồm:

1. Sự lên ngôi của chủ nghĩa dân túy được minh chứng bằng chiến thắng của ông Donald Trump và sự kiện Brexit. Thời đại chính quyền nắm nhiều quyền kiểm soát chính sách kinh tế và an ninh hơn được mở ra bởi 2 cuộc bỏ phiếu tại Mỹ và Anh. Các nhà lãnh đạo trở nên thận trọng hơn bởi chính sách chính trị chưa rõ ràng trong khi môi trường đầu tư và thương mại toàn cầu ảm đạm. Bất đồng địa chính trị nhen nhóm trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Tại EU, nhiều đảng phái kêu gọi chính quyền của mình tổ chức trưng cầu dân ý giống Anh, gây ra sự căng thẳng trong khu vực. Tại những nơi khác trên thế giới, chủ nghĩa dân túy cũng đang đe dọa các nhà đầu tư.

2. An ninh mạng trở nên phức tạp. Năm 2017 sẽ chứng kiến những mâu thuẫn dữ liệu lớn giữa các quốc gia: quy định bảo vệ dữ liệu giữa Mỹ và EU vẫn chưa có được sự đồng thuận; thị trường điện tử đơn lẻ của EU đang bị cô lập; Trung Quốc và Nga công bố luật an ninh mạng mới. Control Risks dự báo điều này sẽ dẫn tới chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề quản lý dữ liệu, buộc các công ty phải sử dụng dữ liệu trong nước với chi phí đắt đỏ. Thương mại điện tử sẽ bị thu hẹp. Trong khi đó, những lo ngại về khủng bố và tấn công mạng quy mô lớn sẽ khiến tiếp tục đè nặng lên các doanh nghiệp.

3. Khủng bố dai dẳng. Mối de dọa khủng bố vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2017 nhưng suy giảm phần nào. Sự sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) sẽ dẫn tới cuộc di cư của các chiến binh thiện chiến trên toàn thế giới. Việc phản ứng với chủ nghĩa khủng bố ngày càng trở nên khó khăn với các doanh nghiệp. Việc điều chỉnh rủi ro là vô cùng cấp thiết, bao gồm các giải pháp dữ liệu, đánh giá chiều hướng cực đoan, bảo mật vật lý và chuẩn bị cho các kịch bản có thể xảy ra.

4. Bị kìm hãm bởi chính sách Mỹ. Khi ông Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng, môi trường pháp lý toàn cầu có thể sẽ chuyển đổi. Sự tuân thủ Hiệp định Paris (COP21) của Mỹ đang bị đặt dấu hỏi. Trong khi đó, đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật Cải cách Tài Chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng) và Đạo Luật Chống Tham Nhũng Tại Nước Ngoài (FCPA) có thể điều chỉnh đáng kể. Điều này có thể gây ra hiệu ứng domino tại các quốc gia khác.

5. Áp lực địa chính trị đè nặng. Xung đột giữa Syria, Libya, Yemen và Ukraine chưa có lối thoát. Trung Đông tiếp tục là cuộc đối đầu giữa Saudi Arab và Iran. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục tập trung tăng cường ảnh hưởng ngoại giao và quân sự tại châu Á và châu Phi.

6. Các cuộc đối đầu chiến lược leo thang. Trung Quốc đang có bất đồng với Mỹ và các quốc gia lân cận không chỉ trên mặt trận kinh tế. Trong khi đó, Iran và Saudi Arab tiếp tục tranh chấp tại eo biển Hormuz và Bab el-Mandeb. Thỏa thuận hạt nhân của Iran đang thách thức cơ sở hạ tầng an ninh do Saudi Arab phát triển cùng Mỹ. Nga nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tầm ảnh hưởng tại Biển Đen, bán đảo Crimea và Syria.

Cái hòm, cá mập hay cá heo?

Năm 2017, Control Risks khuyến nghị các doanh nghiệp áp dụng một trong 3 chiến lược sau: Trở thành cái hòm, con cá mập hoặc con cá heo.

Chiến lược “cái hòm” mang đậm chất phòng thủ và tập trung vào doanh nghiệp, thị trường cốt lõi.

Chiến lược “cá mập” mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro hơn khi tập trung tìm kiếm những vị trí và hoạt động mới.

Chiến lược “cá heo” phù hợp với những công ty có thanh khoản lớn muốn giữ vị phần quan trọng.

Theo Người Đồng hành

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast