Người Nhật sốt sắng tìm nơi trú ẩn trước mối đe dọa Triều Tiên

Một số người Nhật cho rằng lời khuyên tìm chỗ trú ẩn trong các tòa nhà kiên cố hoặc dưới lòng đất của chính phủ là vô hiệu và họ sẽ bất lực khi tên lửa Triều Tiên bay qua.

Tìm chỗ trú ẩn trong một tòa nhà kiên cố hoặc dưới lòng đất, đó là lời khuyên trong trường hợp khẩn cấp cho người dân Nhật Bản khi có cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên.

Tuy nhiên, có hai vấn đề lớn: phần lớn các ngôi nhà ở Nhật Bản được làm bằng gỗ và không có tầng hầm. Ở vùng nông thôn, hầu như không có tòa nhà nào được làm bằng bê tông.

Khi tên lửa Triều Tiên chỉ cần vài phút để tới được Nhật Bản, họ sẽ không có thời gian để tìm chỗ trú ẩn.

Theo AFP, tuần này, khi Triều Tiên phóng tên lửa thứ hai bay qua Nhật Bản trong vòng chưa đầy một tháng và đe dọa "nhấn chìm" quốc gia này xuống biển bằng vũ khí hạt nhân, nhiều người Nhật cảm thấy bất lực trước mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Bất lực nhìn tên lửa bay qua

Đầu bếp sushi Isamu Oya, 67 tuổi, đang điều hành một nhà hàng ở làng chài nhỏ Erimo, ngay dưới đường bay của tên lửa hôm 15/9.

"Chính phủ nói với chúng tôi hãy tới trú ẩn trong tòa nhà kiên cố hoặc dưới lòng đất nhưng làm gì có chỗ nào như vậy. Chúng tôi chẳng có lựa chọn nào khác ngoài đứng nhìn", ông nói.

"Tôi có sợ không ư? Có chứ, nhưng làm sao tránh được", Oya cho biết.

nguoi nhat sot sang tim noi tru an truoc moi de doa trieu tien

Người đi bộ đi qua một màn hình lớn ở Tokyo đang phát bản tin có hình nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sau vụ phóng tên lửa ngày 15/9. Ảnh: AFP-JiJi.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn tích cực nhất thế giới và thường hứng chịu các sự kiện thời tiết cực đoan. Vì vậy, người dân được diễn tập kỹ lưỡng cho tình huống sơ tán khẩn cấp và hệ thống cảnh báo của chính quyền cũng khá nhanh nhạy.

Khi phát hiện tên lửa, hệ thống J-Alert ngay lập tức được kích hoạt. Cảnh báo được phát đi từ loa phóng thanh, chương trình truyền hình bị gián đoạn, tin nhắn được gửi tới mọi điện thoại di động ở một số khu vực.

Chính quyền địa phương và các trường học thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập để chuẩn bị cho người dân trong trường hợp xảy ra động đất lớn. Năm nay, nhiều cuộc diễn tập bao gồm nội dung thực hành tìm chỗ trú ẩn khi tên lửa bay qua.

Trong khi đó, ở nước láng giềng Hàn Quốc, người dân sống với mối đe dọa tấn công từ miền Bắc trong nhiều thập kỷ qua và thường giữ thái độ điềm tĩnh trước các khiêu khích.

Khi Seoul tổ chức các cuộc tập trận dân sự thường kỳ, các quan chức thường phải vật lộn để đưa người dân vào những nơi trú ẩn dưới lòng đất nằm rải rác khắp đất nước.

Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường ở Seoul hôm 15/9 trong khi thị trường chứng khoán bắt đầu giảm điểm chỉ vài giờ sau khi có tín hiệu tên lửa bay qua.

"Với tôi, việc kinh doanh vẫn hoạt động bình thường", cựu doanh nhân Noh Suk-won, 60 tuổi, nói. "Miền Bắc chỉ đang phô diễn sức mạnh quân sự để buộc Mỹ phải đàm phán. Họ sẽ không bắn tên lửa qua đầu chúng tôi đâu", ông khẳng định.

Tìm cách tự cứu mình

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy người Nhật không điềm nhiên được như vậy trước mối đe dọa. Trong cuộc khảo sát do Đài truyền hình NHK công bố tuần trước, 52% số người được hỏi cho biết "họ rất lo lắng" và 1/3 số người trả lời nói họ "lo lắng ở mức độ nào đó". Chỉ 2% trả lời rằng họ "không lo lắng chút nào".

Machiko Watanabe, 66 tuổi, cựu nhân viên văn phòng, cho biết bà "sợ hãi mỗi ngày". "Tôi nghĩ không có cách nào để tự bảo vệ mình cả. Chính phủ và các chuyên gia nói hãy trú ẩn kỹ càng nhưng chúng tôi sẽ không có cách nào sống sót được", bà bày tỏ.

Trước mối đe dọa ngày càng tăng và còi báo động thường xuyên réo vang vì tên lửa, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường phòng thủ. Bộ Quốc phòng đã yêu cầu ngân sách thường niên lớn nhất từ trước đến nay để phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa và bổ sung hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bộ vào hệ thống trên biển đã có.

nguoi nhat sot sang tim noi tru an truoc moi de doa trieu tien

Một thành viên của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (JGSDF) của Nhật Bản đứng gác trước các tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 (PAC3) ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/3/2009. Ảnh: Getty.

Mặc dù vậy, một số người dân vẫn tìm cách tự lo cho mình. Nhà sản xuất hầm trú ẩn Oribe Seiki Seisakusho ở thành phố Kobe đang tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu tăng mạnh do những căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên.

Nhu cầu chủ yếu đến từ "những gia đình đang xây nhà mới và các chủ doanh nghiệp nhỏ muốn xây dựng chỗ trú ẩn gần nhà máy hoặc văn phòng cho nhân viên".

"Mỗi khi còi báo động réo lên, mọi người không biết phải trốn đi đâu", Nobuko Oribe, giám đốc hãng Oribe, cho biết.

Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn dành cho số đông. Một hầm trú ẩn chứa được 13 người có chi phí 25 triệu yen (226.000 USD) và phải mất khoảng 4 tháng để hoàn thành.

Trên đường phố Tokyo, một số người lại có suy nghĩ bất cần. Ken Tanaka, một nhà thiết kế web 21 tuổi, nói anh "không quan tâm" về vụ phóng và tin rằng thủ đô cùng 14 triệu người dân sẽ an toàn trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công của Triều Tiên.

"Tôi không nghĩ Triều Tiên dám tấn công Tokyo và khu vực thủ đô. Là một cư dân Tokyo, tôi không lo lắng nhiều về điều đó. Nó có vẻ siêu thực đối với tôi", anh cho biết.

Theo Zing

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.