Bloomberg: Mỹ mua thêm 500 triệu liều vắc xin Pfizer để tặng các nước

Một số nguồn tin cho biết chính quyền Mỹ đang đàm phán thỏa thuận mua thêm 500 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer để tài trợ cho các nước. Thỏa thuận này có thể được công bố trong vài ngày tới.

Bloomberg: Mỹ mua thêm 500 triệu liều vắc xin Pfizer để tặng các nước

Bà Harris thăm kho vắc xin Pfizer do Mỹ viện trợ tại Kho vắc xin tiêm chủng quốc gia thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương ở Hà Nội trưa 26-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 19-9, Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận xác nhận rằng quá trình đàm phán đang diễn ra. Thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố trong một vài ngày tới, trước thềm một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về COVID-19 mà Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 22-9.

Tại hội nghị này, Tổng thống Biden dự kiến sẽ kêu gọi các nước bỏ qua nhu cầu trong nước để tập trung vào việc tài trợ vắc xin cho các nước nghèo.

Báo New York Times cũng xác nhận Washington đang đàm phán mua gói 500 triệu liều vắc xin thứ 2 nhưng chưa nêu rõ mốc thời gian cụ thể.

Với thỏa thuận mua vắc xin Pfizer mới nhất, Mỹ sẽ tài trợ đến hơn 1,15 tỉ liều vắc xin ngừa COVID-19 cho chương trình tiêm ngừa toàn cầu.

Đến nay, Washington đã gửi hơn 600 triệu liều cho các nước và đang thúc đẩy sản xuất vắc xin trong và ngoài nước.

Vào tháng 8-2021, chính quyền ông Biden đã đạt được thỏa thuận tương tự mua 500 triệu liều vắc xin của Pfizer.

Hãng dược Pfizer đã bắt đầu chuyển vắc xin cho COVAX, chương trình phân phối vắc xin công bằng toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn vắc xin các nước tài trợ cho chương trình này đã giảm thời gian qua.

“Tổng thống (Biden) đã xác định rõ rằng chúng tôi sẽ làm nhiều hơn nữa để dẫn dắt việc tiêm ngừa cho thế giới” - ông Jeff Zients, điều phối viên phản ứng chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng, phát biểu ngày 17-9.

Các chuyên gia ước tính thế giới cần đến 11 tỉ liều vắc xin ngừa COVID-19 để tạo ra độ phủ miễn dịch toàn cầu, do đó việc tài trợ là không đủ.

Theo các chuyên gia, Mỹ cần phải tạo ra các trung tâm sản xuất vắc xin ở các nước khác và thúc đẩy việc chia sẻ công nghệ vắc xin.

Đối với Mỹ, tài trợ vắc xin không chỉ là một nghĩa cử ngoại giao quan trọng mà còn giúp hạn chế nguy cơ các biến thể tấn công nước Mỹ, giúp xoa dịu những chỉ trích về việc Washington thu gom vắc xin để tiêm liều bổ sung trong nước, trong khi nhiều nước chỉ mới tiêm được cho một phần nhỏ dân số.

Theo tuoitre.vn

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Công tố viên Hàn Quốc truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với cáo buộc cầm đầu cuộc nổi loạn bằng cách áp đặt thiết quân luật.
Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Ông Pete Hegseth đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau lá phiếu mang tính quyết định đến từ Phó tổng thống JD Vance.
Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Sau khi rời Nhà Trắng, ông Biden có thể thực hiện nhiều dự án liên quan đến xây dựng chính sách, thành lập thư viện ở quê nhà và tham gia các hoạt động xã hội.
Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ngày đầu tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyết định xóa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia 'tài trợ khủng bố', hủy bỏ mục tiêu xe điện vào năm 2030 của người tiền nhiệm Joe Biden.