(Baohatinh.vn) - 70 đại biểu là công chức của các sở, ban, ngành ở 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vừa được Bộ Tư pháp hướng dẫn, tập huấn về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.
Sáng 19/7, Sở Tư pháp Hà Tĩnh phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức hội nghị tập huấn nội dung mới tại Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 54/2020/NĐ-CP.
Các đại biểu tham dự lớp tập huấn.
Tham dự lớp tập huấn, 70 đại biểu là công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của các sở, ban, ngành cấp tỉnh ở 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã được nghe ông Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 25 /5/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 59).
Ông Hồ Quang Huy giới thiệu các điểm mới của Nghị định 59.
Việc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 59 nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản QPPL; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL;nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo văn bản QPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Bà Lê Thị Uyên - Trưởng phòng Kiểm tra khối khoa giáo - văn xã (Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp) thông tin về một số lỗi thường gặp trong quá trình xây dựng văn bản.
Tiếp đó, hội nghị được nghe bà Lê Thị Uyên - Trưởng phòng Kiểm tra khối khoa giáo - văn xã (Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp) thông tin về một số lỗi thường gặp trong quá trình xây dựng văn bản liên quan đến: soạn thảo căn cứ ban hành văn bản, xác định thẩm quyền ban hành, soạn thảo nội dung, quy định thời điểm có hiệu lực, ngôn ngữ trong văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được giới thiệu về kỹ năng cơ bản trong rà soát văn bản QLLL.
Hội nghị cũng đã tiến hành trao đổi, thảo luận, giải đáp khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tại họp báo của Bộ Công an chiều 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs và các bị can liên quan vụ kẹo rau củ Kera.
Việc xây dựng đời sống văn hoá ở mỗi gia đình và cộng đồng dân cư tại Hà Tĩnh là yếu tố quan trọng góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn, va chạm trên địa bàn.
Với hành vi gian dối về khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động và "vẽ" ra cơ hội trúng thầu đất tái định cư, Thái Thị Phương (trú huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã khiến 4 bị hại sập bẫy.
Năm 2025, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) quyết tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái.
Vụ án lừa đảo lao động tại Đặc khu kinh tế (ĐKKT) Tam giác vàng (Lào) là hồi chuông báo động về tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Công lý đã được TAND tỉnh Hà Tĩnh trả lại cho các bị hại.
Hành vi vận chuyển pháo cấm từ Lào về Việt Nam bán kiếm lời của Nguyễn Văn Ánh (Hải Dương) bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội “Buôn bán hàng cấm”.
Anh Lê Xuân Thanh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Hành vi sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong tháng 3, Điện lực Hà Tĩnh liên tục nhận phản ánh của khách hàng về việc bị đối tượng giả mạo nhân viên điện lực với mục đích lừa đảo. Nhiều người trong số đó bị chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Huế đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Xuân Bình về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, góp phần hoàn thiện đề án "Tăng cường chuyển đổi số trong công tác PBGDPL trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2025-2030".
Ngoài chú trọng đổi mới hình thức, việc lựa chọn nội dung tuyên truyền pháp luật phù hợp với đặc trưng của từng địa bàn, sát các nhóm đối tượng được Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Bộ Công an) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, triệt phá đường dây sản xuất ma tuý lớn nhất từ trước tới nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin với độ tinh khiết rất cao cùng 80 tấn hoá chất...
Lũy kế đến nay, có 6.544 chủ phương tiện ôtô đã được lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát thông báo phạt nguội với các lỗi vi phạm khác nhau nhưng vẫn chưa chấp hành việc nộp phạt.
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng khi ghi lại cảnh một người đàn ông cầm gậy inox đánh đập vợ con ngay trong bữa cơm gia đình.
Băng nhóm lừa người sang Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng (Lào) bằng chiêu bài "việc nhẹ lương cao" đã bị Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt mức án nghiêm minh.
Vụ án xét xử Đỗ Ngọc Xuân (trú xã Tân Lâm Hương, TP Hà Tĩnh) về hành vi “Giết người” là lời nhắc nhở về hậu quả của hành động thiếu suy nghĩ, pháp luật không dung thứ cho bạo lực.
Sau khi tiêu xài số tiền bất chính do trộm cắp mà có, bị cáo Nguyễn Văn Hảo (trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) đã ra đầu thú và bị tuyên phạt 24 tháng tù giam.
Đội ngũ kiểm sát viên viện KSND hai cấp tỉnh Hà Tĩnh ngày càng được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.