Bộ Y tế chính thức ban hành hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh

Theo văn bản mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh, người nhập cảnh không phải cách ly, trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 1265/ BYT-DP về việc phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới COVID-19 theo ngày ở nước ta vẫn ở mức cao, Việt Nam đã ghi nhận biến chủng Omicron trong cộng đồng, tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ở nước ta đã đạt ở mức cao (là một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới), số ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn đang được kiểm soát tốt.

Bộ Y tế chính thức ban hành hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh

Theo văn bản mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh, người nhập cảnh không phải cách ly, trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam như sau:

Yêu cầu về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh

Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không: phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Đối với người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt: Phải có xét nghiệm như đối với nhập cảnh bằng đường hàng không.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 như quy định nêu trên, phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh COVID-19

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh: tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 ( sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời;

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh;

Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh : trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh.

Bộ Y tế nêu rõ: Công văn này thay thế Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh; Công văn 10943/BYT- MT ngày 24/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày); Quyết định 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”; Công văn số 429/BYT-MT ngày 26/01/2022 về việc phòng, chống dịch đối với tổ bay trên các chuyến bay quốc tế.

Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo giảm nguy cơ lây nhiễm cho người đi cùng và cộng đồng.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).