Brazil: 6 người nhiễm HIV sau khi cấy ghép tạng

Giới chức Brazil ngày 11/10 cho biết nước này vừa ghi nhận 6 trường hợp bệnh nhân nhiễm virus HIV sau khi được cấy ghép tạng do Dịch vụ cấy ghép tạng Rio de Janeiro tiến hành.

Đây là lần đầu tiên một sự việc như vậy xảy ra tại Brazil. Cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ việc này.

Theo cơ quan chức năng, các trường hợp trên đã được cấy ghép tạng của hai người hiến tặng nhiễm virus HIV. Vụ bê bối được phát hiện sau khi một bệnh nhân ghép tim phàn nàn về vấn đề sức khỏe và có kết quả dương tính với HIV. Hai bệnh nhân ghép thận cũng đã cho kết quả tương tự.

Hiện phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm tiến hành các xét nghiệm liên quan công tác hiến - ghép bộ phận cơ thể đã bị đình chỉ hoạt động sau sự cố trên.

Cơ quan y tế đang tiến hành xét nghiệm đối với các bệnh nhân từng thực hiện phẫu thuật cấy ghép để xác định nguy cơ mắc bệnh, trong khi toàn bộ các bộ phận hiến tặng được lưu trữ từ tháng 12/2023 - thời điểm Dịch vụ cấy ghép Rio de Janeiro bắt đầu thuê phòng thí nghiệm nói trên - cũng sẽ được kiểm tra.

Các bác sĩ bày tỏ lo ngại rằng vụ sai sót nghiêm trọng này có thể làm giảm lòng tin của công chúng vào dịch vụ cấy ghép tạng và giảm số lượng người hiến tặng.

Dịch vụ cấy ghép tạng ở Rio de Janeiro đi vào hoạt động từ năm 2006 và đã giúp hơn 16.000 người nhận được các bộ phận hiến tặng.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.