Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS - cứu cánh cho người nhiễm HIV

(Baohatinh.vn) - Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tại Hà Tĩnh góp phần hạn chế những ca mắc mới, tiếp thêm niềm tin cho người nhiễm HIV hòa nhập cộng đồng.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hà Tĩnh), tính đến hết tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 1.250 người nhiễm HIV, trong đó có 641 trường hợp nhiễm HIV đang còn sống được quản lý và điều trị ARV; 414 trường hợp tử vong do AIDS; 195 trường hợp không có mặt trên địa bàn. 13/13 huyện, thị xã, thành phố và 216/216 xã, phường đều có người nhiễm HIV/AIDS.

hiv-6a-5423.jpg
Bệnh nhân nhiễm HIV đến nhận thuốc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Riêng trong 8 tháng năm 2024, tại Hà Tĩnh phát hiện và quản lý 37 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 31 trường hợp lây truyền qua quan hệ tình dục, chủ yếu ở độ tuổi trưởng thành, người lao động. Người nhiễm HIV tập trung ở những nhóm có hành vi nguy cơ cao như: người nghiện chích ma túy, người mua bán dâm và người có quan hệ tình dục đồng giới.

Để nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, Hà Tĩnh đã triển khai kịp thời, linh hoạt Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.

Bác sỹ Phùng Bình Văn – Phó Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết: “Một trong những nội dung trọng tâm của dự án là truyền thông, can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS. Đặc biệt là củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến”.

hiv-2a-3370.jpg
Buổi truyền thông cho các cộng tác viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Nghi Xuân.

Đến nay, dự án đã tổ chức nhiều chương trình thông tin, giáo dục truyền thông cho hàng nghìn đối tượng nghiện ma túy, các đối tượng có nguy cơ cao và cộng đồng dân cư thông qua mạng lưới cộng tác viên và phối hợp với các ban, ngành trực tiếp truyền thông bằng các hình thức nói chuyện, phát tờ rơi kiến thức về phòng, chống HIV; can thiệp giảm tác hại, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Anh N.T.M (huyện Hương Sơn) bị phơi nhiễm HIV chia sẻ: “Khi biết mình bị căn bệnh thế kỷ, tôi rơi vào tuyệt vọng. Tuy nhiên, quá trình được các bác sỹ tư vấn, hướng dẫn các giải pháp để chung sống với bệnh, tôi đã mạnh dạn và tự tin hơn bằng cách xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tuân thủ lịch khám và lấy thuốc theo chỉ định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh".

hiv5a-6613.jpg
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn một trường hợp bị nhiễm HIV về phác đồ điều trị.

Thông qua Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Hà Tĩnh đã tổ chức các chương trình tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV với mục tiêu mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm. Đến nay, dự án đã tuyên truyền cho hơn 400 người nghiện chích ma túy tiếp cận chương trình can thiệp dự phòng; hơn 1.600 trường hợp được xét nghiệm sàng lọc HIV miễn phí tại các cơ sở y tế.

Ngoài ra, có hơn 400 trường hợp được tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng, chủ yếu các đối tượng nguy cơ cao như: nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam hệ tình dục đồng giới, vợ chồng, bạn tình người nhiễm HIV… Dự án cũng đã triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho 350 trường hợp.

Để đạt được hiệu quả trong việc triển khai tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, thông qua dự án, Hà Tĩnh cũng đã tổ chức tập huấn triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại từ HIV cho 25 đồng đẳng viên và 21 cán bộ y tế tại 6 huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức 10 cuộc truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và tạo cầu PrEP có 250 người tham dự.

Thông qua nguồn lực từ dự án, ngành Y tế Hà Tĩnh còn phối hợp với Trại giam Xuân Hà xét nghiệm sàng lọc HIV 780 trường hợp; xét nghiệm nghĩa vụ quân sự 3.000 mẫu và xét nghiệm sàng lọc viêm gan C tại phòng khám cho bệnh nhân điều trị ARV.

Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tại Hà Tĩnh bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất những ca mắc mới, tiếp thêm niềm tin cho người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng.

Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV. Chủ động kết nối giữa các cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV và các nhóm cộng đồng. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm. Tổ chức thêm nhiều các hoạt động tập huấn truyền thông cho các tuyến; mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV giúp họ sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Bác sỹ Phùng Bình Văn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.