Lễ ký kết thỏa thuận bồi thường thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử khai thác mỏ tại Brazil diễn ra tại trụ sở Phủ Tổng thống ở thủ đô Brasilia sau 2 năm đàm phán.
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ vỡ đập hồ chứa chất thải tại Minas Gerais hôm 25/1/2019 (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 25/10, Tổng thống Brazil Lula da Silva đã ký thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD tiền bồi thường từ tập đoàn Vale và BHP Billiton để khắc phục thảm họa vỡ đập chất thải của mỏ quặng sắt Bento Rodrigues, thuộc bang Minas Gerais, xảy ra ngày 5/11/2015.
Lễ ký kết thỏa thuận bồi thường thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử khai thác mỏ tại Brazil diễn ra tại trụ sở Phủ Tổng thống ở thủ đô Brasilia sau 2 năm đàm phán.
Thảm họa đập Bento Rodrigues xảy ra khi các bức tường chắn của đập Fundão và Santarém bị vỡ mang theo 40 triệu m3 chất thải, làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, hầu hết trong số họ đang chờ bồi thường thiệt hại.
Các con đập bị vỡ được xây dựng để chứa chất thải từ việc khai thác quặng sắt từ nhiều mỏ trong khu vực do công ty Samarco quản lý, liên doanh giữa Vale của Brazil và BHP Billiton của Australia.
Chất thải ô nhiễm đã chảy ra sông Doce, nơi cung cấp nước cho 230 đô thị ở các bang Minas Gerais và Espírito Santo. Các nhà khoa học cho rằng phải mất tới 100 năm để chất thải từ thảm họa này được loại bỏ ra biển.
Vale và BHP Billiton sẽ thực hiện thỏa thuận này trong vòng 20 năm. 1,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường nói trên sẽ nhận được tiền bồi thường.
Chính phủ Brazil cũng sẽ sử dụng một phần số tiền bồi thường để đầu tư cho các công trình phục hồi môi trường và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
Các công ty này vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ loại bỏ 9 triệu m3 chất thải đọng lại ở đập Risoleta Neves, hoàn thành việc tái định cư cho những người dân bị mất nhà cửa ở Bento Rodrigues, cũng như khôi phục 54.000 ha rừng nguyên sinh và 5.000 suối ở lưu vực sông Doce.
Phát biểu sau khi ký thỏa thuận, Tổng thống Lula da Silva bày tỏ hy vọng các công ty khai thác mỏ “rút ra bài học” và “hiểu rằng việc đầu tư để ngăn chặn thảm kịch sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc khắc phục cho một thảm họa do sự vô trách nhiệm gây nên”./.
Thái Lan bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok.
Căng thẳng bùng phát trong quan hệ Algeria-Pháp sau khi Algeria kịch liệt phản đối quyết định của cơ quan tư pháp Pháp tạm giữ một cán bộ lãnh sự Algeria tại Pháp để phục vụ điều tra trước khi xét xử.
Đối với hàng trăm triệu người dân sống tại Ấn Độ và Pakistan, đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè năm nay không những đến sớm hơn mà còn chạm ngưỡng “chảo lửa”, thử thách khả năng chịu đựng và gây sức ép lớn lên nguồn cung cấp năng lượng, nông nghiệp và sinh kế.
Trên khắp các tỉnh, thành của Lào, nhiều hoạt động chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay và năm mới 2568 theo Phật lịch được tổ chức trong không khí rộn ràng, vui tươi.
Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Hiện tại, Mỹ đang áp thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu như thép, nhôm và ôtô, đồng thời áp thuế cơ bản 10% lên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu khác từ Anh và các nước khác.
Theo các nhà chức trách, tính đến ngày 12/4, số người bị tử vong trong vụ sập mái hộp đêm Jet Set ở thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa (CH) Dominicana đã tăng lên 226 người. Đây được xem là thảm họa tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ tại quốc gia Caribe này.
Trong vòng 3 năm tới, các hành khách khi đi máy bay sẽ chỉ cần quét nhận diện khuôn mặt và xuất trình thông tin hộ chiếu trên điện thoại, bỏ qua thời gian chờ đợi làm thủ tục check-in tại quầy.
Theo CNBC News, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định miễn trừ thuế quan đối ứng cho các mặt hàng như điện thoại thông minh, máy tính và một số thiết bị điện tử khác – phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài thuế quan 10% áp dụng cho hàng hóa từ hầu hết đối tác thương mại của Mỹ, ông Trump còn áp mức thuế cao đối với thép, nhôm và ôtô nhập khẩu kể từ khi trở lại Nhà Trắng.
Theo Nikkei Asia, một số công ty Mỹ và Đông Nam Á đang đẩy nhanh các chuyến hàng xuyên Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.
Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc được chuyên gia đánh giá là biểu hiện khác của sự leo thang căng thẳng an ninh, và có thể sẽ biến đổi thành nhiều vấn đề nữa.
Việt Nam - Hoa Kỳ nhất trí hai bên khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay.
Trong một động thái bất ngờ, ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, trong khi tăng thuế đối với hàng hoá Trung Quốc lên 125%.
Các Bộ trưởng Tài chính EU sẽ họp trong tuần này để thảo luận về cơ chế mua sắm và cho thuê quốc phòng mới, trong đó có thể bao gồm cơ chế cho Ukraine.