Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng

(Baohatinh.vn) - Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị mỗi đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực cần mạnh dạn “cắt bỏ một vài cành cây bị sâu để bảo vệ cả cây xanh”.

Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Sáng 12/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) và các đồng chí Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị điểm cầu trung ương.

Tham dự hội nghị có: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ban, ngành trung ương.

Hội nghị được truyền trực tuyến tới 80 điểm cầu với sự tham gia của hơn 5.000 đại biểu tại các tỉnh, thành phố, lực lượng vũ trang trong cả nước.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chỉ đạo điểm cầu Hà Tĩnh. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chỉ đạo điểm cầu Hà Tĩnh.

Triển khai bài bản, đồng bộ, quyết liệt công tác PCTN

Tại hội nghị đại biểu đã được nghe Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phan Đình Trạc báo cáo tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013 - 2020.

Thời gian qua, công tác PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện ráo riết, quyết liệt, đồng bộ, kiên trì, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị cao, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nâng cao vị tế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng

Đại biểu điểm cầu Hà Tĩnh.

Kết quả đạt được trong công tác PCTN thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về PCTN, nhất là việc thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tại hội nghị, đại biểu đã phân tích làm rõ thêm những kết quả đã đạt được ở từng địa phương, đơn vị, lĩnh vực và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế. Đại biểu cũng thảo luận các giải pháp nhằm đưa công tác PCTN đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Dịp này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tặng Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ cho 39 tập thể, 22 cá nhân; trao tặng huân chương của Chủ tịch nước cho 29 tập thể, 30 cá nhân.

Mạnh dạn “cắt bỏ một vài cành cây bị sâu để bảo vệ cả cây xanh”

Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác PCTN; đồng thời phân tích những kết quả nổi bật đã đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình PCTN.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, PCTN chính là chống giặc ngoại xâm, đây là công tác đặc biệt quan trọng của xây dựng và chỉnh đốn Đảng; cần mạnh dạn “cắt bỏ một vài cành cây bị sâu để bảo vệ cả cây xanh”.

Vì vậy, công tác PCTN cần phải kiên quyết, kiên trì, liên tục ở tất cả các cấp, ngành; thực hiện đồng bộ các giải pháp với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, cơ chế răn đe nghiêm khắc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, trong đấu tranh PCTN không được chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không chùn bước, dao động trước các luồng thông tin chống đối; cần kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm, kiên trì giáo dục ngăn ngừa không để xảy ra tham nhũng; cảnh giác đấu tranh với các âm mưu của các thế lực thù địch, lợi dụng PCTN để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, trong đó lấy phòng ngừa là chính, phát hiện, xử lý là đột phá quan trọng.

Trong PCTT cần quán triệt nguyên tắc, tích cực khẩn trương xác minh làm rõ các vụ việc; vi phạm đến đâu xử lý đến đó, phải xử lý cả hành vi tham nhũng và bao che tham nhũng; xử lý kỷ luật nghiêm, đồng bộ giữ kỷ luật đảng, đoàn thể với xử lý hành chính của nhà nước, xử lý hình sự. Đồng thời, bảo vệ khuyến khích những người dám nói, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.

Gắn công tác PCTT với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống tự diễn biễn, tự chuyển hóa trong nội bộ.

Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị cả hệ thống chính trị cần vào cuộc trong đấu tranh PCTN; phát huy vai trò của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, doanh nhân, Nhân dân trong phát hiện tham nhũng; quán triệt tư tưởng “Dân là gốc”, dựa vào dân, lắng nghe dân và tiếp thu dư luận để chọn lọc đúng, nhưng tuyệt đối không chạy theo dư luận; bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất trong Ban Chỉ đạo PCTT, phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan chức năng PCTT.

Đội ngũ người làm công tác PCTT cần bản lĩnh, liêm chính, chí công vô tư, kiểm soát quyền lực, thực sự là “Thanh bảo kiếm” của Đảng và Nhà nước trong PCTN; chống tham nhũng phải được thực hiện ngay từ trong các cơ quan PCTN.

Cùng với đó, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức, chống tha hóa, biến chất trong cán bộ, đảng viên; hoàn thiện thể chế về xây dựng chỉnh đốn đảng, thể chế kinh tế nói chung và thể chế PCTN nói riêng; xây dựng các thể chế PCTN đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển XHCN và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; tập trung xây dựng văn hóa công vụ ở các cơ quan, đơn vị; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, hạn chế sự tác động của nhóm lợi ích, sân sau, tư duy nhiệm kỳ; tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN...

Chủ đề Phòng chống tham nhũng

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.