Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

(Baohatinh.vn) - Sau khi bốc thăm, nhận đất tại khu tái định cư vùng Bàu - Ruộc Rõi (thôn Phú Thượng, xã Kỳ Tân), các hộ bị ảnh hưởng của Nhà máy rác Phú Hà (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang xây nhà để chuyển về nơi ở mới.

Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

Bí thư Chi bộ thôn Nam Xuân Sơn động viên các hộ bị ảnh hưởng bởi nhà máy rác sắp xếp để sớm làm nhà chuyển về nơi ở mới đảm bảo môi trường sống.

Ông Phan Văn Lý - Bí thư Chi bộ thôn Nam Xuân Sơn, nơi có nhà máy xử lý rác (do Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đầu tư) đóng chân cho biết, 7 hộ đầu tiên trong số 41 hộ nhận tiền bồi thường di dời khỏi vùng xung quanh nhà máy đã làm nhà trên vùng tái định cư.

Các hộ còn lại đang sắp xếp, chọn ngày khởi công nhà ở mới trên phần đất tái định cư của mình. Phần lớn người dân đồng thuận, yên tâm khi nguyện vọng di dời khỏi vùng ô nhiễm môi trường để đảm bảo cuộc sống của gia đình đã được các cấp, ngành tập trung thực hiện.

Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

Anh Nguyễn Tiến Tịnh (áo trắng) giám sát thi công nhà cho bố của mình là ông Nguyễn Văn Lộc.

Trên vùng đất tái định cư Bàu - Ruộc Rõi, chúng tôi gặp anh Nguyễn Tiến Tịnh đang giám sát thi công nhà cho bố của mình là ông Nguyễn Văn Lộc. Anh Tịnh cho biết: “Số tiền đền bù trên đất cũ tương đương với chi phí để mua đất, xây dựng nhà tại nơi ở mới. Chúng tôi rất yên tâm vì chuyển lên khu tái định cư, ông có môi trường sống tốt hơn khi tuổi già. Dự kiến khoảng gần 3 tháng nữa ngôi nhà sẽ hoàn thành”.

Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

Các hộ dân tập trung máy móc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở khu tái định cư vùng Bàu - Ruộc Rõi.

Những hộ dân đã nhận tiền đền bù để di dời lên khu tái định cư đều bày tỏ sự hài lòng với mức giá đền bù mà họ được nhận cũng như cách tổ chức phân lô, bốc thăm minh bạch của các cấp, ngành huyện Kỳ Anh.

Đặc biệt, người dân vui mừng khi khu tái định cư ở thôn Phú Thượng nằm ở vị trí trung tâm xã, gần khu vực chợ, sẽ thuận lợi cho bà con trong quá trình chuyển đổi nghề.

Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

Khu tái định cư ở thôn Phú Thượng nằm đối diện gần chợ Kỳ Tân, sẽ giúp bà con thuận lợi trong chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vũ Hoàng - một trong những hộ đi đầu trong việc chấp thuận chủ trương di dời, tái định cư cho biết, gia đình ông cùng 4 gia đình của các con sống quây quần trên khu đất rộng hơn 3.000 m2,. Nhà cửa hầu hết các gia đình đã xây dựng kiên cố, công việc ở xưởng gỗ ổn định, đất đai rộng lớn nên thuận lợi cho việc chăn nuôi nuôi trâu, bò mang lại thu nhập khá. Chuyển lên vùng tái định cư, dẫu đã được tạo điều kiện thuận lợi nhưng ông cùng các con xác định sẽ khó khăn hơn về sinh kế. Tuy nhiên, ông đã động viên các con đồng thuận vì việc chung, chấp hành chủ trương di dời tái định cư nơi ở mới.

Ông Hoàng chia sẻ: “Trước mắt, khi chưa thực hiện giai đoạn 2 là thu hồi đất nông nghiệp, bên cạnh tiếp tục sản xuất, chúng tôi cũng duy trì chăn nuôi trâu bò ở vùng đất ở cũ để đảm bảo cuộc sống. Sau đó từng bước tìm hướng chuyển đổi nghề phù hợp”.

Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

Trước khi thực hiện giai đoạn 2 của dự án về thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, gia đình ông Hoàng duy trì sản xuất ở nơi cũ để ổn định cuộc sống.

Được biết, sau khi nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt (đóng tại thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân) đi vào hoạt động, đầu năm 2016, các hộ dân xung quanh phản ánh hoạt động của nhà máy gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân quanh.

Qua kiến nghị của người dân, các cấp chính quyền huyện Kỳ Anh đã báo cáo UBND tỉnh xây dựng phương án di dời các hộ dân trong phạm vi an toàn về môi trường của nhà máy. Ngày 23/5/2019, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1505/QĐ-UBND phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ, di dời tái định cư các hộ dân xung quanh nhà máy xử lý rác tại xã Kỳ Tân.

Triển khai dự án, qua rà soát, 53 hộ dân xã Kỳ Tân có đất, công trình bị ảnh hưởng với diện tích bị thu hồi là 80.927 m². Theo phương án bồi thường, hỗ trợ thì bồi thường bằng đất (45 lô đất khu tái định cư, tương đương 18,2 tỷ đồng) và bồi thường bằng tiền 58,8 tỷ đồng. Khu tái định cư đã được tập trung xây dựng để di dời sớm nhất các hộ dân bị ảnh hưởng.

Các hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà làm nhà, xây dựng cuộc sống mới ở khu tái định cư

UBND huyện Kỳ Anh tổ chức lễ bàn giao đất tái định cư cho 41 hộ dân xung quanh Nhà máy rác Phú Hà. (Ảnh: Văn Đức).

Đến thời điểm này, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đã chi trả cho 49/53 hộ bị ảnh hưởng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 41/45 hộ tái định cư.

Hiện Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cùng các cấp, ngành, đoàn thể đang tiếp tục tuyên truyền, vận động 4 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ còn lại; xây dựng phương án trình UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ 4 hộ xây công trình trên đất nông nghiệp, đồng thời tạo quỹ đất cấp cho các hộ không đủ điều kiện bồi thường bằng đất để họ có điều kiện chuyển về nơi ở mới đảm bảo môi trường sống.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.