Sữa mẹ để ngoài được bao lâu sau khi hút?
Sữa mẹ bảo quản quá lâu ở môi trường bên ngoài có thể dẫn đến các vấn đề như sữa bị mất chất, bị hỏng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Theo khuyến cáo của các tổ chức uy tín như WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ ở môi trường bên ngoài được liệt kê như sau:
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút
Dự trữ sữa
- Mẹ cần chuẩn thiết bị chứa sữa là các túi lưu trữ chuyên dụng, bình thủy tinh hoặc bình nhựa không chứa BPA.
- Trước khi dự trữ, cần đảm bảo các bình chứa, túi chứa đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Bạn cần lưu ý ghi chú vào bình hoặc túi chứa dung tích và thời gian hút sữa.
- Bên cạnh đó, bạn hãy sắp xếp bình, túi sữa hợp lý để sữa tránh tồn lại sữa cũ gây lãng phí.
Bạn có thể dự trữ sữa trong bình chứa hoặc túi đựng sữa chuyên dụng
Bảo quản sữa
- Sữa hút ra nên đặt ngay vào ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá.
- Sữa bảo quản ở ngăn đá nên được chuyển xuống ngăn mát trước 12 - 24 giờ hâm nóng và cho bé sử dụng.
- Khi di chuyển sữa từ nơi này đến nơi khác cần bọc ngoài các túi dự trữ sữa để giữ vệ sinh, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo.
- Sữa sau khi được bảo quản đông lạnh có thể tăng dung tích nên bạn cần chừa một khoảng trống nhỏ với miệng bình, tránh đổ hay trào sữa gây mất vệ sinh.
Làm ấm, rã đông sữa
- Đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh: Bạn chỉ cần để ở ngoài để làm tăng nhiệt độ hoặc ngâm trong nước ấm là bé đã có thể sử dụng.
- Đối với sữa được trữ đông ở ngăn đá của tủ lạnh: Bạn cần rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh trước, sau đó hâm nóng ở nhiệt độ là 40 độ C bằng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm ở nước ấm.
- Không nên tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao, sử dụng nước quá nóng khi làm ấm sữa hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột có thể gây phá hủy một số chất trong sữa, khiến sữa bị mất chất.
- Cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm nóng trước khi cho bé sử dụng để tránh tình trạng nhiệt độ quá cao gây bỏng cho bé.
- Không bảo quản lại lượng sữa mà trẻ bú dư hoặc hòa chung lượng sữa dư vào sữa mới hút để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sữa cho trẻ.
Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?
Sữa mẹ trữ đông đổi màu có thể là hiện tượng bình thường. Khi đông lạnh, cấu trúc của chất béo trong sữa sẽ thay đổi một chút, khiến nó chuyển sang màu hơi vàng nhạt hoặc hơi xanh lam. Thậm chí, sữa trữ đông trong tủ lạnh cũng có thể có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu. Những thay đổi này hoàn toàn tự nhiên và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy sữa mẹ trữ đông chuyển sang màu nâu, xám hoặc có mùi lạ, thì tốt nhất là bạn nên bỏ đi. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu sữa đã bị hỏng và không an toàn cho bé bú.
Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Sữa sau khi rã đông có thể có màu sắc và mùi khác với sữa mẹ, tuy nhiên nếu được bảo quản đúng cách và chú ý mức thời gian tích trữ thì sữa hoàn toàn an toàn và không bị mất đi chất dinh dưỡng ban đầu.
Nếu đã quá thời hạn sử dụng hoặc cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những đặc điểm dễ nhận biết sau đây:
Để đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn cần kiểm tra kĩ trạng thái, mùi, vị của sữa trước khi cho bé sử dụng vì sữa hỏng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Lưu ý khi hút sữa
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để mẹ có thể hút sữa hiệu quả và an toàn:
- Xây dựng lịch hút sữa đều đặn: Hãy hình thành thói quen hút sữa theo thời gian biểu cố định, khoảng 2-3 tiếng một lần ban đầu, sau đó giãn cách dần. Việc hút sữa thường xuyên giúp cơ thể duy trì sản xuất sữa ổn định.
- Chăm sóc sức khỏe người mẹ: Dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và tâm lý thoải mái là chìa khóa để sản xuất sữa mẹ hiệu quả.
- Chuẩn bị trước khi hút: Chườm ấm và massage bầu ngực giúp kích thích dòng sữa về. Uống nước ấm cũng rất quan trọng để duy trì lượng sữa.
- Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Sữa mẹ sau khi hút có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé.
Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách
Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
Nếu bạn cho bé sử dụng sữa mẹ sau khi vắt trong khoảng 1 vài giờ thì bạn có thể đựng sữa vào chai sạch. Trước khi cho bé dùng, bạn nên xoay chai nhẹ nhàng để các lớp sữa được trộn đều với nhau. Sau đó, mẹ lấy đủ lượng sữa phù hợp để ra cốc hoặc bình và cho bé uống.
Nếu sữa được sử dụng ngay trong vòng 1 vài giờ thì bạn có thể sử dụng bình hoặc chai sạch để đựng sữa cho bé uống
Cách rã đông sữa mẹ
- Bước 1: Bạn lấy sữa được trữ trên ngăn đá tủ lạnh xuống ngăn mát hoặc rã đông sữa trong chậu nước chứa nhiều đá lạnh để giúp sữa tự rã đông từ từ. Nhờ đó, sữa có thể thích nghi với nhiệt độ phòng và giảm thiểu tình trạng bị biến chất.
- Bước 2: Sau khi bạn thấy sữa đã được rã đông về dạng lỏng hoàn toàn, bạn lấy sữa ra và lắc nhẹ đến khi cho sữa hòa tan đều với nhau.
- Bước 3: Bạn chuyển sữa sang ngâm vào nước ấm đến khi sữa đạt nhiệt độ phù hợp và an toàn thì có thể cho bé sử dụng.
Sau khi rã đông sữa mẹ, bạn cần lưu ý một vài điểm trước khi cho bé sử dụng như sau:
- Tuyệt đối không hâm nóng sữa trực tiếp từ lò vi sóng sau khi lấy sữa từ ngăn đông ra, vì có thể làm phá hủy một số chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa.
- Không rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng vì có thể làm sữa mẹ tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, khiến sữa bị nhiễm khuẩn và hư hỏng, gây nguy hiểm cho bé khi uống.
- Không nên trữ lại sữa sau khi đã rã đông hay khi bé bú thừa nhằm tránh nhiễm khuẩn và gây bệnh cho bé.
- Không lắc mạnh bình sữa để rã đông nhanh hơn vì có thể sẽ gây biến chất sữa mẹ, phá vỡ cấu trúc phân tử của sữa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
- Sữa sau khi rã đông nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong 1 - 2 giờ.
- Khi sữa trữ đông thường xuất hiện tình trạng tách lớp. Sau khi hâm nếu váng sữa và nước hòa tan với nhau, sữa không có mùi lạ thì mẹ có thể yên tâm cho bé uống.
- Nếu sữa xuất hiện tình trạng kết tủa, hình dạng tương tự với đám mây có màu trắng đục thì có khả năng hư hỏng cao, mẹ cần bỏ sữa ngay.