Tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ?

(Baohatinh.vn) - Dính thắng lưỡi ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh ít được biết đến, có thể làm hạn chế quá trình cử động bình thường của lưỡi và sự phát âm của trẻ.

Tật dính thắng lưỡi là gì?

Một trong những bệnh lý bẩm sinh mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có khả năng mắc phải là dính thắng lưỡi do dây thắng lưỡi bị ngắn. Dị tật này làm chuyển động của lưỡi bị cản trở và gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống, gây khó bú, phát âm.

Theo thống kê, có đến 5% trẻ sơ sinh sau khi chào đời mắc dị tật này và gần như được phát hiện ngay trong tháng đầu khi tiêm chủng hoặc khám sức khỏe định kỳ. Hoặc trẻ được nhận biết muộn hơn khi phụ huynh thấy bé phát âm khó khăn, bú sữa khó và chậm tăng cân. Tật dính thắng lưỡi có thể chia thành nhiều loại, có thể dính ít hoặc nhiều.

tật thắng lưỡi.jpg
Theo thống kê, có đến 5% trẻ sơ sinh sau khi chào đời mắc dị tật dính thắng lưỡi.

Phát hiện tật dính thắng lưỡi ở trẻ em bằng cách nào?

Tùy thuộc mức độ và lứa tuổi mắc phải dị tật mà biểu hiện sẽ khác nhau, các phụ huynh cần theo dõi để nhận biết sớm cho con. Các biểu hiện gồm:

- Dây thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động của lưỡi.

- Trẻ không thể thè đầu lưỡi qua khỏi môi.

- Đầu lưỡi không thể chạm đến nóc vòm họng.

- Khi trẻ khóc thì đầu lưỡi có hình trái tim.

- Khi trẻ thè lưỡi thì có hình nhọn hoặc hình vuông.

- Dính thắng lưỡi làm cho các răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc hở.

- So với bình thường, trẻ gặp khó khăn hơn khi bú và phát âm.

Các mức độ dính thắng lưỡi thường gặp

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em phụ thuộc vào độ dài của dây thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi, có các mức độ sau:

- Mức độ 1: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm

- Mức độ 2: Trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm

- Mức độ 3: Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng từ 3-7mm

- Mức độ 4: Trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm.

Tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ

Tật dính thắng lưỡi tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề, như:

- Khi phát âm gặp khó khăn, khiến giọng nói dễ bị ngọng, trẻ sẽ chậm nói.

- Lưỡi bị co lại khi trẻ nhai, nuốt thức ăn, quá trình ăn uống gặp nhiều trở ngại, tình trạng kéo dài trẻ sẽ biếng ăn, còi cọc.

- Khả năng răng cửa ở hàm dưới xuất hiện khe hở hoặc bị nghiêng làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng khi trẻ cười nói.

Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt?

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi và xử lý khắc phục cho trẻ.

Thông thường chỉ định cắt thắng lưỡi sẽ phụ thuộc vào mức độ bị dính nhiều hay ít và mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát âm, bú mẹ của trẻ. Trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi nhiều và ảnh hưởng đến việc bú thì sẽ chỉ định cắt sớm. Ngoài ra, khi dính thắng lưỡi gây ra ảnh hưởng đến việc phát âm thì cần phải được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, đánh giá để loại trừ các trường hợp nguyên nhân gây phát âm khó khác ở trẻ.

Xử lý cắt dính thắng lưỡi bằng công nghệ Laser là phương pháp hiện đại nhất với tiêu chí 5 không: Không khâu - không đau - không chảy máu - không sưng - không kháng sinh. Với kỹ thuật này, việc xử lý cắt thắng lưỡi nhẹ nhàng, hạn chế đau đớn cho trẻ, phục hồi nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ tái phát, trẻ có thể bú và ăn uống bình thường sau khi cắt.

Một số lưu ý chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi

Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em thì ngay tại vị trí cắt sẽ thường xuất hiện vết màu trắng, tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ hết sau một vài tuần. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần theo dõi và chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận, không nên cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu, không cho trẻ sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn và tập vận động lưỡi, cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm sạch miệng.

Nha khoa Mai Hùng Group thường nhận được rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh về tình trạng dính thắng lưỡi của con và mức độ hiệu quả sau điều trị. Nha khoa miễn phí thăm khám, kiểm tra, tư vấn tình trạng răng miệng cho bạn và người thân! Quý vị phụ huynh khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của trẻ vui lòng liên hệ nha khoa để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

NHA KHOA MAI HÙNG GROUP

Hotline: 0911.124.567 - 0944.431.677

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamaihung

Địa chỉ trụ sở chính: Số 69, đường Hải Thượng Lãn Ông - TP Hà Tĩnh

nha khoa mai hung group ha tinh 2.jpg

Chủ đề Nha khoa Mai Hùng Group

Đọc thêm

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!