Chấp nhận sự thật của con cái

(Baohatinh.vn) - Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.

Có những sự thật đưa con người ta đến với vũ đài ánh sáng nhưng cũng có những sự thật khiến nhiều người phải đối diện với nỗi đau, khó khăn, bất trắc. Sự thật tích cực thì không bàn đến nữa nhưng đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.

roi-loan-pho-tu-ky-co-chua-duoc-khong.jpg
Khi con cái mắc rối loạn phổ tự kỷ, nếu người cha, người mẹ hiểu biết và dũng cảm đối mặt với sự thật, đồng hành với con thì sẽ cứu được đứa trẻ khỏi những hệ lụy không đáng có. Ảnh Internet

Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn đề cập đến khả năng chấp nhận sự thật khi con cái mắc rối loạn phổ tự kỷ. Nếu người cha, người mẹ hiểu biết và dũng cảm đối mặt với sự thật thì sẽ cứu được đứa trẻ khỏi những hệ lụy không đáng có, còn nếu cha mẹ bảo thủ và cực đoan thì sẽ đánh mất tương lai của con mình.

Cuối tuần vừa rồi, chị bạn tôi có kể với tôi về tình hình của cháu chị, đến nay đã học lớp 2 nhưng rất ngại giao tiếp và khó tiếp thu bài vở. Chị nói, năm cháu 3 tuổi, chị đã phát hiện những điều không bình thường và có trao đổi với bố mẹ cháu nhưng bố cháu nhất quyết không nhìn vào sự thật và một mực không cho bất kỳ ai đưa con mình đi kiểm tra. Đến năm cháu bước vào lớp 1, bố cháu đi làm xa, cả nhà mới đưa cháu đi kiểm tra thì tình trạng đã ở mức nặng, tệ nhất là “giai đoạn vàng” để can thiệp trị liệu đã qua đi. Giờ đây, tuy gia đình đang tích cực áp dụng các biện pháp trị liệu cho cháu nhưng khả năng phục hồi rất chậm và không ai dám cam đoan việc can thiệp đó sẽ đem lại bao nhiêu phần trăm thành công.

20210911_nhungdauhieutrebituky.jpg
Các dấu hiện giúp người thân nhận biết sớm trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Minh hoạ internet

Đáng tiếc, đó không phải là câu chuyện duy nhất, càng ngày tôi càng nghe được nhiều hơn những câu chuyện về trẻ mắc rối loại phổ tự kỷ và không được trị liệu do thái độ của cha mẹ. Thậm chí, nhiều cha mẹ, dù đã nhận ra những biểu hiện của con mình nhưng vẫn không dám đối diện sự thật, không đưa con đến các cơ sở y tế, trung tâm hay giáo viên, bác sỹ chuyên can thiệp trị liệu để cải thiện tình hình cho con mà lại tự mua các loại thuốc bổ não cho con uống hoặc tự “điều trị” cho con khi chưa được hướng dẫn, dẫn đến chứng rối loại phổ tự kỷ ở con ngày càng nặng và khó can thiệp.

Cũng là câu chuyện có con bị rối loạn phổ tự kỷ nhưng nhiều năm trước tôi đã được chứng kiến một câu chuyện cảm động của một nữ văn sỹ. Khi phát hiện ra con mình mắc chứng tự kỷ, chị đã gạt hết tất cả, đăng lên facebook với mong muốn tìm được người có thể can thiệp trị liệu tốt nhất cho con của mình. Và không chỉ tìm được “thầy thuốc” cho con, chị còn trở thành một hạt nhân trong việc hỗ trợ các phụ huynh có con mắc phổ tự kỷ ở địa phương sớm can thiệp trị liệu cho con.

tre-tu-ky-co-noi-duoc-khong-1-711x400.jpg
Sẵn sàng chấp nhận sự thật về con mình cũng là một loại kỹ năng mà những người làm cha, làm mẹ cần rèn luyện. Ảnh internet

Thậm chí, chị còn tích cực trong việc huy động nguồn lực, xây dựng trường học dành cho trẻ tự kỷ ở địa phương, nghiên cứu viết sách về cách giáo dục trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Giờ đây, con của chị đã là một cậu bé bình thường với những thành tích học tập đáng tự hào. Và chị, từ chỗ dũng cảm đối mặt với thực tế để chữa trị cho con, đã trở thành một chiến binh tích cực trong việc điều trị cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tinh thần của chị đã vượt quá địa giới hành chính nơi chị ở, lan tỏa khắp cả nước.

Bạn có sẵn sàng chấp nhận sự thật về con mình để tìm hướng cải thiện hay không? Tôi cho rằng, đó cũng là một loại kỹ năng mà những người làm cha, làm mẹ cần rèn luyện. Hai câu chuyện tôi kể trên đây là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả và hệ quả của việc có hoặc không chấp nhận sự thật của các bậc phụ huynh. Và, đâu chỉ riêng rối loạn phổ tự kỷ, trên hành trình cùng con khôn lớn, sẽ còn có rất nhiều sự thật nữa mà bạn phải đối mặt, nếu bạn ngoảnh đi, bạn đã đẩy con mình đến một lối rẽ khác mà chắc chắn, hậu quả sẽ rất khó lường…

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?