(Baohatinh.vn) - Hôm nọ, cháu gái tôi (năm nay học lớp 2) được bố dẫn vào hiệu sách, sau khi lựa được cuốn sách yêu thích, cháu ra bàn thanh toán tiền. Cô nhân viên lạnh lùng nhận tiền, gói và trao sách cho cháu mà chẳng hề nở một nụ cười ngay cả khi cháu vui vẻ nói: “Cảm ơn cô!” một cách lễ phép...
Tình huống đó tiếp tục lặp lại trong buổi sáng hôm ấy khi 2 bố con vào cửa hàng tạp hóa mua đồ dùng gia đình. Người bán hàng lớn tuổi tuyệt nhiên không đáp lời khi cô bé ngoan ngoãn nhận lại tiền thừa lúc thanh toán và nói: “Cháu xin. Cháu cảm ơn bác!”.
Trên đường về nhà, cô bé muốn được bố mua cho một quả bóng bay. Khi trao tiền, em được nhận lại câu nói: “Cảm ơn em!” từ cậu bé bán bóng bay (chắc cũng chỉ hơn em vài tuổi). Cô bé nói với bố là em vui vì nhận được lời cảm ơn ấy.
Ảnh minh họa từ internet
Một lời cảm ơn có lẽ là điều không quá khó khi ai đó làm việc gì có ích cho mình, nhưng dường như trong cuộc sống hiện nay, nhiều người lớn vẫn quên mất rằng nó là cần thiết. Theo thói quen, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ; người ít tuổi xin lỗi, cám ơn người lớn tuổi mà người ta ít khi chú ý tới chiều ngược lại. Trong giao tiếp xã hội, nhất là nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi nói lời xin lỗi hay cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền phức cho người khác.
Ngay từ nhỏ, trẻ em vẫn được dạy phải nói cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi làm sai điều gì. Và hầu hết trẻ con đều nghe theo, không ngần ngại nói 2 từ đó nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như mất dần. Có người cho rằng, do cuộc sống hiện đại quá gấp gáp, bận rộn mà người lớn đôi khi quên đi những việc tưởng chừng nhỏ nhặt đó. Nhưng tại sao với người Nhật hoặc người dân các nước phương Tây, cuộc sống của họ còn bận rộn, gấp gáp hơn chúng ta rất nhiều mà từ cảm ơn và xin lỗi vẫn hiện diện thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ?
Nhiều người vẫn cho rằng, người lớn không cần xin lỗi hay cảm ơn trẻ con, bởi họ mặc nhiên coi đó như là “bổn phận” của người ít tuổi với người lớn tuổi hơn. Đó là một suy nghĩ sai lầm! Có những người lớn biết mình sai với con trẻ nhưng cậy thế mình lớn hơn, không những không xin lỗi mà còn lấn át theo kiểu “cả vú lấp miệng em”. Khi người lớn thể hiện nét lịch sự, văn minh trong giao tiếp thì trẻ em cũng sẽ văn minh, lịch sự như những gì chúng nhận được.
Thay vì dạy trẻ lý thuyết phải biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai thì người lớn cũng cần làm điều ngược lại với trẻ để các em noi theo.
Biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi văn minh. Lời cảm ơn, xin lỗi không chỉ mang niềm vui tới cho người nhận mà còn giúp giải tỏa những khúc mắc, làm dịu đi những cơn nóng giận. Nhiều người nghĩ những chuyện đó quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết những lời nói đơn giản đó cần thiết như thế nào trong cuộc sống. Đó cũng là một kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cần được giữ gìn trong cuộc sống hằng ngày.
Gần đây, tình trạng người dân dừng xe câu cá trên cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tái diễn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người câu và các phương tiện tham gia giao thông.
Dọc theo tuyến quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhiều cụm đèn giao thông cảnh báo đi chậm không hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Đoạn đê đất ngăn mặn ở xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an và nguy hiểm cho người dân, cần sớm được đầu tư nâng cấp.
Người dân thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc vì chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở chế biến gỗ băm dăm của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến.
Khoảng 50m mặt bằng chưa thể giải toả trên tuyến đường gom chân đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành "điểm nghẽn" về giải phóng mặt bằng, làm đứt quãng tiến độ dự án.
Tình trạng dừng, đỗ xe trái quy định tái diễn tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngã ba Voi nằm trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) chưa có hệ thống đèn chiếu sáng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm.
Việc hạ tầng của chợ Huyện đang còn dở dang khiến xã Bình An (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) gặp khó khăn để hoàn thành tiêu chí số 7 trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Những trụ sở làm việc cũ bị bỏ hoang trong thời gian khá lâu ở thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn lãng phí tài nguyên.
Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Tình trạng trâu bò thả rông trên các tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã tại Hà Tĩnh không chỉ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan mà còn xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Một trong những trục đường chính ở Cụm công nghiệp Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần sớm được nâng cấp, dọn dẹp vì ô nhiễm, xuống cấp, mất an toàn.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Trạm Kiểm dịch động vật nội địa (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) tại phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh bị bỏ không hơn 3 năm vì thiếu lối đi vào.
Với những lợi ích về mặt trang trí và tín ngưỡng, những hồ cá Koi trong các quán cà phê đang được xây dựng phổ biến ở Hà Tĩnh, song đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Tình trạng đi ngược chiều, tuỳ tiện rẽ vào đường cấm, dừng xe không đúng nơi quy định... đang diễn ra trên tuyến QL1, đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Sau gần 2 năm triển khai, nhiều mô hình tái sử dụng túi nilon tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không còn phát huy hiệu quả, thậm chí chứa đầy rác thải, gây ô nhiễm.
Sông Đập Đình là nơi xả thải nước sinh hoạt, chăn nuôi... nhưng cũng chính con sông này lại là nơi cấp nước sinh hoạt cho 147 hộ dân thôn Đồng Kim, xã Trung Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Sông Quèn bị bồi lắng, hệ thống cống và đập tràn trên sông xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến thoát lũ và cung cấp nước phục vụ sản xuất của các xã phía Nam Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Sau gần 10 năm bỏ hoang, trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trong tình trạng cỏ dại mọc um tùm, cơ sở hạ tầng đổ nát.