Campuchia ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron

Ngày 14/12, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron (lần đầu xác định tại nam châu Phi). Người bệnh là một phụ nữ vừa trở về từ Ghana.

Campuchia ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron

Lính biên phòng Thái Lan thẩm vấn một số người lao động nhập cư bất hợp pháp ở nước này - Ảnh: KHMER TIMES

Theo Hãng tin Kyodo News, người phụ nữ 23 tuổi nói trên đã có kết quả dương tính sau khi từ Ghana quá cảnh Dubai, Thái Lan trở về Campuchia ngày 12/12. Hiện cơ quan y tế Campuchia đã thực hiện các biện pháp y tế theo quy định với người này.

Campuchia cũng kêu gọi người dân tiêm chủng đầy đủ và thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch COVID-19.

Trong một diễn biến liên quan, theo báo Khmer Times , Thái Lan đã tăng cường tuần tra biên giới nước này với Campuchia để đề phòng lao động nhập cư bất hợp pháp Campuchia cố gắng vượt biên về nước do lo sợ bị nhiễm biến thể Omicron.

Tuần trước, trong một cuộc tuần tra, lính biên phòng Thái Lan đã bắt giữ 7 người di cư Campuchia khi họ đang cố gắng vượt qua biên giới Sa Kaeo ở quận Aranyaprathet để về Campuchia.

Những người này đến từ tỉnh Battambang và Siem Reap, Campuchia và muốn quay về Campuchia sau khi nghe đến sự xuất hiện của biến thể Omicron tại Thái Lan.

Ngày 3/12, Thái Lan xác nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron ở nước này, là một doanh nhân Mỹ.

Tính tới ngày 14/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết 77 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca mắc biến thể Omicron, và nhiều khả năng biến thể này đã hiện diện ở hầu hết các nước trên thế giới song chưa được phát hiện ra.

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.