Cán bộ, công chức cấp xã trong cả nước có thể tăng thêm trên 7.400 người

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

Một vấn đề được Bộ Nội vụ xin ý kiến của Chính phủ. Đó là, dự thảo xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã và được tăng thêm theo dân số của từng cấp xã.

Theo phương án này, ước tính số lượng cán bộ, công chức cấp xã trong cả nước tăng thêm 7.418 người so với quy định hiện hành và tương ứng cũng tăng thêm 7.418 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Cán bộ, công chức cấp xã trong cả nước có thể tăng thêm trên 7.400 người

Nếu thực hiện theo dự thảo nghị định, Bộ Nội vụ ước tính số lượng cán bộ, công chức cấp xã trong cả nước tăng thêm 7.418 người so với quy định hiện hành (Ảnh minh họa: KTĐT).

Dự thảo nghị định đề xuất tăng mức khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã loại I, II, III tương ứng từ 16,0 - 13,7 - 11,4 lần mức lương cơ sở lên 21 - 18 - 15 lần mức lương cơ sở (tăng trung bình từ 1,14 lần mức lương cơ sở/1 người lên mức 1,5 lần mức lương cơ sở/1 người) và tăng mức khoán quỹ phụ cấp từ 3,0 - 5,0 lần mức lương cơ sở đối với mỗi loại thôn, tổ dân phố hiện hành lên mức 4,5 - 6,0 lần mức lương cơ sở đối với mỗi loại thôn, tổ dân phố.

Tăng mức khoán quỹ phụ cấp từ 3,0 lên mức 6,0 lần mức lương cơ sở đối với tổ dân phố có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên.

Ước tính theo số liệu báo cáo của các địa phương và mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7/2023 thì tổng mức chi ngân sách tăng thêm là 4.656 tỷ đồng/năm.

“Trường hợp Chính phủ đồng ý với phương án tính số lượng cán bộ, công chức cấp xã như dự thảo nghị định thì cần xin ý kiến Bộ Chính trị”, Bộ Nội vụ cho hay.

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

Tại dự thảo vừa công bố, Bộ Nội vụ đề xuất quy định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Theo đó, thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là một cấp chính quyền nên tiếp tục quy định 3 chức danh người hoạt động không chuyên trách (gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) và những người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.

Phân cấp cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và chức danh, số lượng người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

Theo Dân trí

Đọc thêm

Sắp xếp ĐVHC cấp xã ở Hà Tĩnh: Lắng nghe góp ý của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh phù hợp

Sắp xếp ĐVHC cấp xã ở Hà Tĩnh: Lắng nghe góp ý của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh phù hợp

Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sẵn sàng cho sự phát triển mới

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sẵn sàng cho sự phát triển mới

Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…