Cán bộ xã Phúc Trạch hành xử côn đồ với dân

Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa phản ánh, nhiều năm nay, không ít cán bộ xã hành xử với dân theo kiểu côn đồ, bất chấp luật pháp. Dù chính quyền xã thừa nhận sai trái, cam kết sẽ đưa ra hình thức kỷ luật nặng, nhưng sau những lời hứa thì sự việc lại rơi vào im lặng.

Trận đòn chí tử mà cán bộ tư pháp xã Trần Quốc Khánh gây ra đối với ông Nguyễn Văn Sở ở xóm 4 là một ví dụ. Vợ chồng ông Sở vốn là một gia đình khó khăn. Năm 1989, vợ chồng ông làm đơn xin chuyển ra vùng kinh tế mới (vùng đất biệt lập với nhiều đồi núi) và được chính quyền xã Phúc Trạch chấp thuận. Nhiều năm lam lũ, vất vả đủ đường, mảnh đất khô cằn ngày nào tuy chưa cho nguồn thu nhưng bắt đầu có dáng dấp của một khu trang trại.

Tháng 4/2002, để mở rộng thêm ô đất khai hoang từ trước, ông Trần Quốc Khánh (cán bộ tư pháp xã) đã nhảy vào tranh chấp, đòi lấy trắng của gia đình ông Sở 300m2. Bị mất đất một cách vô lý, gia đình ông Sở cực lực phản đối. Nhiều hôm sau đó, vị cán bộ tư pháp xã đến thương thuyết, xin xỏ, nhưng gia đình ông Sở vẫn không đồng ý. Bị từ chối, vị cán bộ tư pháp không dùng "chiêu" thương thuyết nữa mà chuyển sang dùng vũ lực để uy hiếp gia đình ông Sở nhằm thực hiện được mục đích của mình.

Ông Sở với di chứng trên khuôn mặt do cán bộ tư pháp xã Phúc Trạch gây nên
Ông Sở với di chứng trên khuôn mặt do cán bộ tư pháp xã Phúc Trạch gây nên

Ông Sở hãi hùng kể lại: “Khoảng 8 giờ tối ngày 24/9/2002, tôi đến nhà ông Nguyễn Đình Sơn bên hàng xóm chơi. Đang ngồi thì ông Khánh tư pháp xuất hiện. Thấy tôi, mặt ông Khánh sừng sừng, ăn nói hăm doạ. Tưởng chỉ có thế, nào ngờ, ông ta lấy chiếc ghế ném thẳng vào mặt tôi. Bị ném bất ngờ tôi không kịp trở tay nên bị thương nặng. Để trốn tránh tiếp trận đòn, tôi ôm khuôn mặt máu me chạy thẳng về nhà, nhưng được một đoạn thì đổ gục xuống không còn biết gì”

Nhớ lại cái ngày chồng bị đánh suýt chết bà Nguyễn Thị Tường (vợ ông Sở) vẫn chưa thôi nỗi đau: “Khi được người ta gọi báo, tôi chạy đến thì thấy chồng nằm bên vệ đường trong tình trạng máu me chảy ướt đẫm quần áo. May thay, ông nhà tôi được xóm làng đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời nên qua cơn nguy kịch; tuy nhiên sức khỏe không còn được như trước”. Uất hận trước sự thiếu trách nhiệm của ông cán bộ tư pháp xã, bà Tường cho biết thêm: “Chồng tôi nằm hôn mê, bất tỉnh tại bệnh viện mà anh ta không nỡ xuống thăm. Phải mấy hôm sau khi chồng tôi tỉnh lại anh ta mới có mặt một lúc, đưa được một ít tiền rồi về. Từ một con người khoẻ mạnh nhưng từ đó đến nay chồng tôi thường thấy đau, choáng trên đầu, nhưng anh ta không hề có trách nhiệm”.

Với tính khí côn đồ, ông Trần Quốc Khánh còn ngang nhiên dọa giiết người dân ngay tại trụ sở UBND xã. Đó là câu chuyện của ông Phạm Khắc Luân ở xóm 7 khi được UBND xã mời lên giải quyết tranh chấp.

Cũng như bao gia đình khác ở Phúc Trạch, cuộc sống của vợ chồng ông Luân hết sức khó khăn. Niềm hy vọng đổi đời lớn nhất của đôi vợ chồng nghèo này là 2,7ha đất lâm nghiệp giáp đập Khe Sông - vốn được gia đình ông bà nhận khoán của một tổ hợp trồng rừng, được nhà nước cấp lâm bạ từ năm 1993 và có thời hạn sử dụng 50 năm. Sau những năm tháng dài “đổ mồ hôi sôi nước mắt”, vợ chồng ông Luân đã biến quả đồi khô cằn thành bạt ngàn màu xanh cây lâm nghiệp.

Ông Luân bức xúc kể lại sự việc
Ông Luân bức xúc kể lại sự việc

Đang chờ ngày thu hoạch thì năm trước (2009), một số cán bộ xã Phúc Trạch gồm Phạm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã (hiện là Bí thư Đảng ủy), Trần Quốc Khánh cán bộ tư pháp cùng hai hộ dân khác dựng lên tổ hợp sản xuất lâm nghiệp, ngang nhiên thuê người đưa cuốc xẻng, cây cối vào trồng lên vùng đất vốn đang thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Luân.

Ông Luân kể lại: “Bất bình, vợ chồng tôi lên tiếng thì được những vị cán bộ xã này nói rằng họ chỉ trồng để lấy tiền dự án còn cây sau khi tươi tốt sẽ thuộc về vợ chồng ông tôi. Nghĩ họ nói thật, nào ngờ mọi việc hoàn toàn trái ngược”.

Ngày 10/5/2010, vợ chồng ông Luân đã vào trại tiến hành phát, xẻ bờ bao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đo đạc, làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đang phát cây tạp, vợ chồng ông Luân bỗng bị một người làm thuê cho tổ hợp của những vị quan xã xông vào ngăn cản, dùng dao doạ chém. Bức xúc trước sự việc, vợ chồng ông Luân đã báo cáo với chính quyền xã. 9h sáng hôm sau (11/5/2010), ông Luân cùng người công nhân làm thuê doạ chém mình được xã mời lên làm việc.

Buổi làm việc ấy do ông Hoàng Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã chủ trì. Khi đang trình bày toàn bộ sự việc với ông Thành bất ngờ ông Trần Quốc Khánh ngồi ở bàn bên cạnh đứng phắt dậy chỉ thẳng tay vào mặt ông Luân quát nạt, doạ chém. Hành động của vị cán bộ xã buộc ông Thành phải ra sức can ngăn. Kể lại sự việc ông Luân bức xúc: “Tôi là một công dân, được xã mời lên làm việc với tư cách là người bị hại. Vậy mà, ngay tại trụ sở làm việc cán bộ xã doạ chém, chửi bới, mạt sát tôi và gia đình với lời lẽ côn đồ, thậm tệ”.

Sau sự việc nói trên, ngày 2/7/2010 thêm một cuộc làm việc giữa các bên liên quan được UBND xã Phúc Trạch chủ trì. Tại buổi làm việc này, chính quyền xã Phúc Trạch đã lên án, đồng thời khẳng định sẽ có hình thức kỷ luật đối với hành vi nổi nóng, doạ dẫm của ông Khánh. UBND xã cũng cam kết sẽ yêu cầu các đối tượng chiếm dụng trả lại đất cho ông Luân.

Ở Phúc Trạch không chỉ có gia đình ông Sở, gia đình ông Luân mà còn rất nhiều hộ gia đình khác phải uất ức trước sự lộng hành của những công bộc của dân. Điển hình như hộ ông Đinh Công Ba (xóm 4) bị cán bộ xã huy động cả máy móc, côn đồ kéo đến san phẳng vườn tược, hay nhà ông Nguyễn Thanh Mai (xóm 4) bị cán bộ xã tự ý đến uy hiếp, phá bỏ tường rào, chặt phá cây cối...

Sau vụ tự ý dùng dao rựa phá hàng rào, chặt phá cây cối gia đình ông Nguyễn Thanh Mai, chính quyền xã Phúc Trạch đã yêu cầu hai cán bộ Trần Quốc Khánh (cán bộ tư pháp) và Dương Đức Hải (cán bộ địa chính) đền bù và xin lỗi dân. Nhưng, cho đến nay những cán bộ này không hề có động thái gì mà còn ngang nhiên thách thức người dân.

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.