Triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Hà Tĩnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, kịp thời và hiệu quả. Sau một thời gian ngắn, toàn tỉnh đã tổ chức hàng ngàn cuộc họp, hàng vạn người tham gia và có hàng trăm ngàn ý kiến đóng góp một cách trí tuệ, thẳng thắn, có chất lượng. Dưới đây là ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp về góc nhìn tố tụng.
- Dự thảo Hiến pháp đã bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, cơ cấu, bố cục của dự thảo về tổ chức quyền lực nhà nước vẫn chưa phân định rõ ràng theo chức năng cơ bản của mỗi loại cơ quan. Cần cơ cấu, bố cục quy định về tòa án nhân dân (TAND) thành một chương riêng trong Dự thảo Hiến pháp. Có thể thấy rằng, TAND là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng tư pháp (xét xử), vì vậy, cần tách thành một chương riêng, độc lập trong Hiến pháp để khẳng định vị trí, vai trò của tòa án trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và đây cũng là thông lệ chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, về chức năng, nhiệm vụ giữa tòa án và viện kiểm sát là hoàn toàn khác nhau, một số cơ quan khác mặc dù thực hiện hoạt động tư pháp nhưng không phải là cơ quan tư pháp. Do vậy, cần quy định về quyền tư pháp của TAND thành 1 chương độc lập để phân định rõ chức năng tư pháp (xét xử) thuộc duy nhất tòa án.
Ngoài ra cũng cần quy định thêm về nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án trong việc phối hợp, kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước.
- Khoản 3 Điều 107 của dự thảo quy định: “Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập tòa án đặc biệt”.
Chúng tôi cho rằng, việc quy định thành lập tòa án đặc biệt không nên quy định tại Chương VIII. Bởi vì, đây là chương quy định về TAND, viện kiểm sát nhân dân, trong khi tòa án đặc biệt không nằm trong hệ thống TAND, mà đây là tòa án do Quốc hội quyết định thành lập trong tình hình đặc biệt. Do vậy, cần quy định thẩm quyền thành lập tòa án đặc biệt của Quốc hội trong Chương V (quy định về Quốc hội) của dự thảo.
- Khoản 3 Điều 109 dự thảo cần bổ sung quy định chức năng của TAND tối cao trong việc giải thích luật và phát triển án lệ. Vì thực tiễn hiện nay, tòa án tối cao đã thực hiện nhiệm vụ giải thích luật thông qua việc ban hành nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Việc bổ sung chức năng giải thích luật và phát triển án lệ của TAND tối cao sẽ góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật và sẽ bổ khuyết kịp thời những “lỗ hổng” khi pháp luật chưa kịp điều chỉnh để bảo vệ quyền lợi người dân tốt hơn. Đồng thời, bổ sung nội dung này cũng là để cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”.
Từ 7/2025, công chức dôi dư sau sáp nhập hưởng chính sách riêng của nghị định 154; người tự nguyện hoặc buộc thôi việc áp dụng nghị định 170, quyền bảo hiểm vẫn giữ.
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Trung tâm phục vụ hành chính công của các phường mới tại khu vực KKT Vũng Áng đang vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh tại Hà Tĩnh.
Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, dự kiến khai mạc lúc 8h ngày 23/7/2025 tại hội trường tầng 1, trụ sở UBND tỉnh.
Cùng với kiện toàn các chức danh, phân công nhiệm vụ cụ thể, HĐND cấp xã ở Hà Tĩnh đang tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm vụ của mình để thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
Cử tri xã Kỳ Anh và các xã, phường lân cận kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh nhiều chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã và phản ánh các vấn đề dân sinh trên địa bàn.
Hội nghị trực tuyến về công tác tư pháp sau sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm định hướng, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác tư pháp tại cơ sở.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong yêu cầu Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đồng thời nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.
Hiện nay, mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân đều được cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ. Có 5 trường hợp nhận tiền phải kê khai và nộp thuế theo quy định.
Ngày 10/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra công tác vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã: Mai Hoa, Thượng Đức, Vũ Quang, Hương Bình, Hương Xuân và Hương Phố.
Phường Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đổi tên 16 tổ dân phố do trùng lặp sau sắp xếp đơn vị hành chính để đảm bảo thuận tiện cho người dân, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý hành chính.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân, đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của bộ máy chính quyền mới.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh, Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam và HĐND các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh là sự kiện quan trọng, cần tập trung triển khai đảm bảo trang trọng, ý nghĩa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương phải dồn sức cho nhiệm vụ phát triển KT-XH, tập trung xây dựng quy hoạch vùng với tầm nhìn chiến lược, từ đó tạo đà tăng trưởng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân.
Phường Trần Phú trở thành địa phương đầu tiên của Hà Tĩnh trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau khi thực hiện sắp xếp mô hình chính quyền cấp xã mới.
Sở Nội vụ Hà Tĩnh vừa có hướng dẫn xác minh thông tin của trường hợp được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến có thông tin sai lệch và lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chính sách.
Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Ngoài việc được giữ nguyên tiền lương, phụ cấp hiện hưởng trong vòng 6 tháng, sau sắp xếp bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức còn được bố trí việc tại tỉnh, thành mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 15 nghị quyết chuyên đề; thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn; thực hiện công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định.
Bộ Nội vụ đang tổng hợp, rà soát và sẽ có đề xuất phương án điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Mặc dù Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và chuyên gia, song khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn vẫn còn.
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Đức Đồng vận hành ổn định bộ máy mới, tập trung cao cho công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy lấy ý kiến Nhân dân về đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy công nhận người có công với cách mạng đối với đồng chí Hoàng Trọng Huệ ở xã Đan Hải, tỉnh Hà Tĩnh.
Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.