Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

(Baohatinh.vn) - Ngày 12/7/1968, trong một trận đánh tại xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), 20 cán bộ chiến sỹ thuộc Đại đội 45 (C45) đã anh dũng hy sinh. 50 năm đã qua, vẫn chưa có một đài tưởng niệm được dựng lên ghi dấu sự kiện lịch sử và tri ân những người đã khuất.

Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

Đại tá Nguyễn Viết Đức - nguyên Chính trị viên Ban CHQS huyện Nghi Xuân: "Chúng tôi thiết tha đề nghị lập Đài tưởng niệm tri ân những cán bộ, chiến sỹ C45 hy sinh ngày 12/7/1968".

Trong ký ức của người lính già Cao Thượng Đệ - nguyên Trung đội trưởng Trung đội 1 (thuộc C45), năm 1960 trở về trước, C45 là đại đội pháo bảo vệ bờ biển trực thuộc Khu tuần 2 Hải quân đóng quân tại thành phố cảng Hải Phòng. Năm 1961, đơn vị được điều động về xã Xuân Hội (Nghi Xuân) với mục tiêu bảo vệ vùng biển khu vực Bắc Trung bộ. Sau sự kiện Vịnh Bắc bộ xảy ra vào ngày 5/8/64, C45 được chuyển giao cho lực lượng bộ đội địa phương, trực thuộc Tỉnh đội Hà Tĩnh (nay là Bộ CHQS Hà Tĩnh).

Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

Nguyên Trung đội trưởng Trung đội 1 Đại đội 45 Cao Thượng Đệ bên cạnh dấu tích kho đạn pháo năm xưa tại thôn Hội Minh (Xuân Hội)

Để đảm bảo bí mật, C45 thường xuyên di chuyển tại các trận địa thuộc địa phận các xã Xuân Hội – Xuân Trường, Xuân Yên, Xuân Liên và xã Cương Gián. Nguyên Chính trị viên Ban CHQS huyện Nghi Xuân - Đại tá Nguyễn Viết Đức (Khẩu đội phó Khẩu đội pháo C45) nhớ lại: Vào khoảng 14 giờ ngày 12/7/1968, khi C45 đang “chốt” tại khu vực bãi Dừa thuộc thôn Cường Thịnh, xã Xuân Liên thì bị máy bay trinh sát AD6 của địch phát hiện. Hàng chục lượt máy bay F4H của Mỹ quần thảo, thi nhau phóng tên lửa và rốc két.

Trận địa pháo gồm 4 khẩu tầm xa 105 mm và 4 khẩu 12 ly 7 bị chìm trong biển lửa. Cuộc chiến không cân sức kéo dài khoảng 2 giờ, 2 khẩu pháo tầm xa bị phá hỏng, 20 cán bộ chiến sỹ C45 hy sinh tại chỗ, nhiều người nằm trên mâm pháo.

Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

Bà Hà Thị Thịnh (bên phải) - nguyên Xã đội phó Dân quân Xuân Liên: "Trận chiến đó khốc liệt lắm. Khi chúng tôi có mặt, Đại đội trưởng Nguyễn Tuân bị thương nặng nhưng vẫn còn sống, ít phút sau, anh hy sinh"

“Trận đánh kết thúc, máy bay địch rút lui, đồng đội và lực lượng dân quân xã Xuân Liên nhanh chóng có mặt để cứu chữa người bị thương và khâm liệm cho người đã khuất. Thi hài các liệt sỹ được táng tại khu đồi Bồng Bộng xã Xuân Liên”, bà Hà Thị Thịnh - Xã đội phó Dân quân xã Xuân Liên thời điểm đó, hồi tưởng.

Sau trận đánh ngày 12/7, C45 được lệnh về tuyến sau làm nhiệm vụ mở đường. Đến nay, hài cốt các chiến sỹ hy sinh một số được đưa vào Nghĩa trang liệt sỹ huyện Nghi Xuân, số khác được người thân mang về quê an táng. Kể từ đó, khu vực Bãi Dừa trở nên hoang vu và lạnh lẽo...

Năm 1993, UBND huyện Nghi Xuân đã cấp 19,2 ha đất tại khu Bãi Dừa cho ông Lê Văn Thiện, nguyên Chủ tịch UBND xã Xuân Liên để trồng rừng và quản lý rừng phòng hộ ven biển. Từng là người liên lạc của lực lượng dân quân xã thời kỳ đó, biết rõ sự hy sinh anh dũng của 20 liệt sỹ nên khi thực hiện dự án, ông Thiện đã lập một miếu thờ để thắp hương cho các anh.

Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

Ông Lê Văn Thiện kính cẩn trước anh linh 20 liệt sỹ tại nơi tưởng niệm do ông và các đồng đội của các anh lập nên

Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra trận chiến khốc liệt ở bãi Dừa, thôn Cường Thịnh, những đồng đội cũ C45 đã kết nối với nhau tìm về nơi đây. Và, một tấm bia khắc ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ những người lính ngã xuống năm xưa được gắn vào miếu thờ.

Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

Danh sách 20 liệt sỹ hy sinh trong trận đánh ngày 12/7/1968 được đồng đội các anh lập nên tại miếu thờ ở khu vực Bãi Dừa, xã Xuân Liên

Cũng từ đó, đồng đội của các anh đã nhiều lần đề nghị các ngành chức năng lập đài tưởng niệm. Mãi đến năm 2017, huyện Nghi Xuân mới có Tờ trình số 1216 ngày 17/8/2017 gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất “Xin chủ trương quy hoạch và xây dựng công trình khôi phục di tích chiến tranh xã Xuân Liên”. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn đang “giẫm chân tại chỗ”.

Cần có công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ C45 hy sinh ở bãi Dừa!

Huyện Nghi Xuân tổ chức làm lễ cầu siêu cho linh hồn 20 liệt sỹ vào tối 10/7.

Tưởng nhớ, tri ân với tâm nguyện làm ấm lòng người đã khuất, mới đây (tối 10/7), nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc và 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, huyện Nghi Xuân tổ chức lễ cầu siêu với mong muốn, linh hồn 20 liệt sỹ được siêu thoát.

Thiết nghĩ, muộn còn hơn không, việc xây dựng công trình tưởng nhớ 20 chiến sỹ Đại đội 45 hy sinh ở bãi Dừa là điều cần thiết, để một chứng tích chiến tranh không chìm vào quên lãng!

Chủ đề 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.