Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

(Baohatinh.vn) - Trải qua thời gian “hụt hẫng” khi Cửa khẩu Cầu Treo không còn được hưởng những chính sách ưu đãi kéo theo các hoạt động thương mại - dịch vụ bị “đóng băng", người dân thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã trăn trở tìm hướng đi để ổn định cuộc sống.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Bà Phan Thị Xuân (Tổ dân phố 6, thị trấn Tây Sơn) với mô hình chăn nuôi hươu và gà.

Thị trấn Tây Sơn có 4.269 người/1.188 hộ dân. Thời điểm khi Cửa khẩu Cầu Treo còn đang được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt, thị trấn có trên 500 hộ kinh doanh, buôn bán và gần 100 doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài địa phương.

Thời điểm đó, có thu nhập khá, đời sống của người dân ở đây ổn định và khá thịnh vượng nhưng từ sau khi hoạt động thương mại, dịch vụ suy giảm, những lao động này rơi vào cảnh thất nghiệp. Kinh tế sa sút kéo theo cuộc sống của người dân bị xáo trộn, nhiều gia đình bế tắc, nợ nần không biết làm gì để mưu sinh.

Trước thực trạng đó, nhiều người dân đã tìm hướng đi mới.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Để giúp người dân ổn định cuộc sống, chính quyền thị trấn Tây Sơn khuyến khích các hộ gia đình chuyển đổi từ buôn bán, kinh doanh sang chăn nuôi, trồng trọt...

Bà Phan Thị Xuân (56 tuổi, ở tổ dân phố (TDP) 6, thị trấn Tây Sơn) cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi chủ yếu dựa vào việc đi buôn của chồng. Nhưng, mấy năm nay không còn buôn bán được nữa, vợ chồng tôi tập trung vào chăn nuôi. Ngoài ra, chồng tôi còn tranh thủ đi làm phụ hồ để có thêm thu nhập”.

Trước đây gia đình bà Xuân có truyền thống chăn nuôi hươu lấy lộc, nhưng đó chỉ là việc phụ với 1 - 2 con. Hiện nay, gia đình bà đã lấy nuôi hươu làm thu nhập chính với số lượng 15 con. Ngoài ra, bà còn nuôi thêm đàn gà hàng trăm con mỗi lứa. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm khoảng 120 triệu đồng. So với trước đây thì không cao bằng, nhưng nhờ chăn nuôi, cuộc sống gia đình bà Phan Thị Xuân được đảm bảo ổn định.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Nuôi ong giúp ông Nguyễn Kim Tiến (TDP 6, thị trấn Tây Sơn) có thu nhập 135 triệu đồng/ năm.

Còn ông Nguyễn Kim Tiến (62 tuổi, ở TDP 6, thị trấn Tây Sơn) thì chuyển đổi sang nghề làm vườn và nuôi ong. Ông Tiến cho hay: “Hơn 1 năm qua, bên cạnh việc trồng 200 gốc cam và 100 gốc thanh long, tôi đầu tư nuôi 60 tổ ong. Năm vừa qua, đàn ong của tôi đã cho mỗi tổ 9 chai mật, mỗi chai giá 250 ngàn đồng. Tổng thu nhập từ đàn ong đưa về 135 triệu đồng mỗi năm”. Ông Tiến cũng cho biết, mật ong của cơ sở ông đã được chứng nhận chất lượng VietGAP.

Không chỉ chỉ bà Phan Thị Xuân, ông Nguyễn Kim Tiến, nhiều hộ gia đình khác ở thị trấn Tây Sơn đã chuyển đổi nghề từ kinh doanh, buôn bán sang chăn nuôi, làm vườn, trồng rừng… và đã có những thành công bước đầu, tạo dựng sự ổn định cho cuộc sống. Như mô hình chăn nuôi, làm vườn của chị Trần Thị Minh (TDP 6), mô hình trồng rừng của ông Nguyễn Văn Bát (TDP 5)…

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Trung tâm thương mại Tây Sơn vắng vẻ dù thời điểm này đã cận tết.

Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều hộ khác trên địa bàn thị trấn Tây Sơn gặp khó trong việc tìm hướng đi để ổn định cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Thủy (46 tuổi, ở TDP 7, thị trấn Tây Sơn) đang kinh doanh một cửa hàng quần áo tại Trung tâm Thương mại Tây Sơn chia sẻ: “Trước đây, cửa hàng quần áo của tôi mỗi ngày thu nhập 500 ngàn đồng, nhưng nay cả ngày khách vắng hoe, kiếm 50 ngàn mua gạo cũng khó. Đi xuất khẩu lao động thì đã quá tuổi, chuyển sang làm vườn, chăn nuôi thì không có đất. Quả thật, chúng tôi không biết làm gì”.

Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề

Dù chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến tết âm lịch nhưng cửa hàng quần áo của chị Nguyễn Thị Thủy ở Trung tâm Thương mại Tây Sơn vẫn ế ẩm, vắng khách.

Không chỉ chị Thủy mà nhiều hộ kinh doanh khác ở thị trấn Tây Sơn cũng rơi vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan” như anh Nguyễn Thanh Bình (TDP 3), chị Nguyễn Thị Lan (TDP 4)…

Trước đây, họ đều là những hộ gia đình tập trung vào kinh doanh buôn bán. Hiện, diện tích vườn ở chỉ có khoảng 200m2 nên việc chuyển đổi nghề rất khó, nếu không có những chính sách thay đổi.

“Tuy là một thị trấn miền núi có lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi nhưng Tây Sơn có diện tích rất nhỏ, chỉ 420 ha. Trước những khó khăn hiện nay, dù chính quyền thị trấn đã có những sự chỉ đạo và khuyến khích người dân chuyển đổi nghề nhưng việc thực hiện rất khó. Thị trấn đang đề nghị với UBND huyện, tỉnh về việc mở rộng địa giới cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để tạo điều kiện cho người dân có điều kiện sản xuất, ổn định đời sống” - Chủ tịch UBND thị trấn Tây Sơn Nguyễn Kim Hảo cho hay.

Tin liên quan:

  • Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề
    Đầy rẫy “ổ trâu” trên đường biên giới ở Hương Khê

    Thời tiết khắc nghiệt, không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, cộng với tác động của xe chở gỗ nguyên liệu nên đường liên xã biên giới Hương Lâm - Hương Liên (Hương Khê - Hà Tĩnh) đang xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn giao thông...

  • Cầu Treo hết ưu đãi, người dân thị trấn Tây Sơn từng bước chuyển đổi nghề
    Xã vùng biên Hà Tĩnh trút bỏ “chiếc áo” đói nghèo

    Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thổi luồng gió mới vào đời sống KT-XH xã vùng biên Sơn Kim 1 (Hương Sơn). Bằng nhận thức mới, sự nỗ lực và quyết tâm mới, “chiếc áo” đói nghèo đã dần được trút bỏ, thay vào đó là khung cảnh mới đậm màu ấm no…

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.