(Baohatinh.vn) - Những đồi chè xanh mơn mởn của người dân vùng thượng Kỳ Anh đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch đầu năm. Với 450 ha, trong đó có gần 300 ha cho thu hoạch, dự kiến năm nay người dân huyện Kỳ Anh sẽ thu về sản lượng 4.500 tấn chè búp tươi.
Những ngày này, người dân các xã vùng thượng Kỳ Anh như Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Sơn đang háo hức chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chè đầu năm 2020.
Từ ra Tết tới nay, nhờ thời tiết thuận lợi, những đồi chè ở huyện Kỳ Anh phát triển tốt, xanh mơn mởn. Cả vùng được bao phủ một màu xanh ngút ngàn của những đồi chè.
Những búp chè tươi non đang chờ người dân thu hoạch.
Toàn huyện Kỳ Anh có 450ha chè công nghiệp, trong đó có gần 300 ha cho thu hoạch. Với sản lượng 15 tấn/ha/năm, dự kiến năm nay, huyện Kỳ Anh sẽ thu hoạch được 4.500 tấn chè búp tươi.
Nhờ việc liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty CP Chè Hà Tĩnh, Xí nghiệp Chè 12/9 có giá 7.150 đồng/kg, trong năm vừa qua, người trồng chè huyện Kỳ Anh đã thu về gần 30 tỷ đồng.
Chính nhờ có sự liên kết này mà các công ty, xí nghiệp luôn có nguồn nguyên liệu ổn định. Còn các hộ trồng chè không lo xảy ra tình trạng “được mùa - mất giá”.
Với sức phát triển tốt, cây chè cho thu hoạch mỗi tháng 4 lần
Giám đốc HTX chè Kỳ Thượng Nguyễn Hữu Phước cho biết: Toàn xã Kỳ Thượng có hơn 300 hộ tham gia trồng chè với tổng diện tích 150 ha. Cây chè đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập trung bình hàng chục triệu đồng mỗi năm. Kỳ Thượng đang là một trong những địa phương có diện tích chè lớn nhất huyện Kỳ Anh.
Với sự tuân thủ nghiêm ngặt các khâu từ sản xuất đến chế biến đã làm nên sản phẩm chè Hà Tĩnh có tầm trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều năm qua, cây chè thực sự đã giúp người dân Hà Tĩnh xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Khó khăn hiện nay với vùng thượng Kỳ Anh là nước tưới cho cây chè. “Vào mùa hè, nắng nóng gay gắt kéo dài làm các vùng trồng chè không có nước tưới”, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh Lê Văn Trọng cho biết.
Đón chào những ngày hè sôi động, các khu sinh thái trên địa bàn Hà Tĩnh đang gấp rút chỉnh trang, đa dạng dịch vụ, sẵn sàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị nhất.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Gian trưng bày của Hà Tĩnh tại hội chợ giới thiệu đến du khách tiềm năng, lợi thế, các điểm đến du lịch qua ấn phẩm, tài liệu, các sản phẩm quà tặng du lịch, đặc sản OCOP...
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Là thế hệ GenZ nhưng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để thỏa mãn đam mê, Nguyễn Thị Thu Hà (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sở hữu những tố chất của một nghệ nhân thực thụ.
Chạy mô tô nước, thưởng thức các show ca nhạc, đi chợ cá, check-in đảo... là những dịch vụ du lịch hấp dẫn đang chờ đón du khách trải nghiệm khi về tham quan, nghỉ dưỡng tại các bãi biển của Hà Tĩnh.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được người dân Hà Tĩnh duy trì từ bao đời nay, thể hiện sự thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2025 sẽ do các địa phương tổ chức ở quy mô cấp huyện; trong đó, Nghi Xuân sẽ là đơn vị tổ chức điểm.
Cán bộ và Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thuỷ tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Các đội tham gia hội thi sẽ gói và nấu 1.000 bánh chưng, 200 bánh dày để dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương trong dịp giỗ Tổ được tổ chức tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Bộ ảnh "Về miền đất hứa" không chỉ nhằm mục đích giới thiệu những thiết kế thời trang độc đáo mà còn quảng bá, lan toả du lịch Hà Tĩnh đến với du khách.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Khi đã thưa dần những giá rét cũng là lúc người làm du lịch Hà Tĩnh tích cực sửa soạn, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhân lực, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một mùa cao điểm sôi động.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Tuy thuộc thế hệ gen Z nhưng Trịnh Lê Ngọc Hân (TDP 3, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) luôn cháy bỏng niềm đam mê với mỹ thuật truyền thống và mong muốn bảo tồn các giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Hàng Trống.
Cây hoa gạo cổ thụ ở miền quê Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bung nở khoe sắc tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, xao xuyến níu chân những ai có dịp qua đây.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Là Chi hội trưởng, ông Đậu Văn Phùng đã dẫn dắt, cùng hội viên cựu chiến binh thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) quy tập 345 mộ vô chủ về nghĩa trang để chăm lo hương khói.