Thực hiện chính sách về hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đến nay, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ cho trên 300 hộ chăn nuôi xây dựng mô hình nệm lót sinh học để giải quyết bài toán môi trường trong chăn nuôi nông hộ.
Để việc tái đàn sau tết thuận lợi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi kiểm soát tốt nguồn giống, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh.
Hội nghị thông tin đến các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y ở Hà Tĩnh những quy định về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại một số địa phương của Hà Tĩnh. Ngành chuyên môn đang chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vắc-xin nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người dân, hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh đang rục rịch tái đàn để phục vụ nhu cầu thực phẩm tăng cao dịp cuối năm. Tuy nhiên, giá cám vẫn ở mức cao khiến người nuôi đang thận trọng trong việc tái đàn.
Dù đã hết thời hạn tổ chức tiêm phòng vắc-xin đợt 1 cho gia cầm năm 2022 hơn 1 tháng nhưng nhiều địa phương tại Hà Tĩnh tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, nguy cơ dịch bệnh tấn công đàn vật nuôi là rất lớn.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, đến nay, 7 xã, thị trấn thuộc 4 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh đang có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.
Sau quá trình tập trung thực hiện, đến nay, hơn 115.300/145.900 con trâu, bò của 13/13 huyện, thị xã, thành phố tại Hà Tĩnh (đạt gần 80%) đã được tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hà Tĩnh tiếp tục bùng phát nhanh, khó kiểm soát. Ngành chuyên môn, chính quyền và người chăn nuôi đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, gắn trách nhiệm với người đứng đầu.
Thay vì mua lợn giống với giá cao, ngày càng nhiều nông dân Hà Tĩnh đã đầu tư lợn nái sinh sản. Xu hướng này giúp nông dân vừa chủ động vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi.
Trước tình hình xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại các địa phương, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh về các biện pháp phòng, chống.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát ra diện rộng, các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm phòng, chống dịch.
Quá trình tái đàn trong chăn nuôi gặp không ít khó khăn do nguồn lợn giống khan hiếm, giá đang “neo” ở mức cao. Các ngành, địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện các giải pháp để đồng hành cùng người chăn nuôi.
Tái đàn là một trong những biện pháp để tăng nguồn cung, “hạ nhiệt” thị trường thịt lợn. Song, việc tái đàn tại Hà Tĩnh hiện gặp nhiều gian nan do giá con giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí phòng dịch… đều tăng cao.
Tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện đạt 406.000 con cả chăn nuôi nông hộ và trang trại. Điều đáng nói, chăn nuôi trang trại đang chiếm ưu thế trong cơ cấu với 51% tổng đàn, tăng 14% so với đầu năm 2019.
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi hoành hành khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh “điêu đứng”, nhất là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ. Trước thực trạng trên, Hà Tĩnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững .
Thời điểm này, tuy giá lợn hơi vẫn đang tiếp tục tăng mạnh nhưng nhà chức trách khuyến cáo chăn nuôi nông hộ trên địa bàn Hà Tĩnh không nên mạo hiểm tái đàn trong bối cảnh dịch đang diễn biến khó lường.