TP Hà Tĩnh đề xuất khu vực không được phép chăn nuôi

(Baohatinh.vn) - TP Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính, hiện nay, toàn bộ các phường, xã đều có hoạt động chăn nuôi.

Theo thống kê của UBND thành phố, trên địa bàn hiện có 1.371 con trâu bò, 3.620 con lợn và 184.900 con gia cầm. Trong đó, khu vực nội thành, nội thị (10 phường) có 182 con trâu bò, 330 con lợn và 28.199 con gia cầm với 2.062 hộ chăn nuôi.

Trên địa bàn có 7 trang trại quy mô nhỏ, vừa (nuôi lợn, gia cầm), trong đó, 5 trang trại tại địa bàn các xã, 2 trang trại nằm trên địa bàn các phường Thạch Quý, Đại Nài.

Việc phát triển chăn nuôi là sinh kế quan trọng, cung cấp thực phẩm tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người dân. Sản phẩm chăn nuôi còn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến để phát triển nông nghiệp đô thị theo chiều sâu, đa dạng theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, chất thải trong chăn nuôi là nguồn cấp phân bón hiệu quả, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tuần hoàn, nông nghiệp xanh, hữu cơ, an toàn và bền vững.

1-7389.jpg
Thời gian qua, TP Hà Tĩnh quan tâm công tác quản lý chăn nuôi, quy hoạch, bố trí quỹ đất để đảm bảo nhu cầu chăn nuôi của người dân.

Tuy nhiên, qua đánh giá, tại các phường nội đô, chăn nuôi chủ yếu theo hình thức nông hộ, các biện pháp về xử lý chất thải, môi trường còn nhiều bất cập. Thực trạng này cũng gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, từ vật nuôi sang người.

Căn cứ các quy định tại Luật Chăn nuôi và văn bản của Sở Xây dựng hướng dẫn quy định khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; các quy hoạch, kế hoạch, quy định liên quan; kết quả rà soát, đánh giá và tình hình thực tế tại địa phương, TP Hà Tĩnh đã đề xuất khu vực không được phép chăn nuôi.

Theo đó, đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại nhỏ, vừa, lớn (từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên), không được phép chăn nuôi tại các khu vực nội thành, nội thị. Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nông hộ nuôi (dưới 10 đơn vị vật nuôi), nếu khu vực nuôi không đảm bảo tách biệt với nơi ở của người và không đảm bảo theo các quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi thì không được phép chăn nuôi.

TP Hà Tĩnh cũng đề xuất một số giải pháp cho việc thi hành như: thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động chăn nuôi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chăn nuôi, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác liên quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi năm 2018, kê khai hoạt động chăn nuôi, khu vực không được phép chăn nuôi; tổ chức cho chủ chăn nuôi ký cam kết không vi phạm quy định khu vực không được phép chăn nuôi; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh; rà soát, bổ sung quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, bố trí quỹ đất để đảm bảo nhu cầu chăn nuôi của người dân thực hiện việc di dời ra khỏi khu vực không được phép. Cùng đó, đề xuất các chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép…

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.